7 Biện pháp ngăn chặn vi khuẩn kháng thuốc trong điều trị viêm hô hấp.

Đăng ngày: 25/03/2021 - Cập nhật: 21/12/2023

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập viên: Ngô Mỹ Duyên

Vấn đề kháng thuốc kháng sinh từ lâu đã trở thành thực trạng đáng báo động trên toàn cầu, nhất là các nước đang phát triển. Trong điều trị viêm đường hô hấp, vi khuẩn kháng thuốc chính là lưỡi dao sắc bén, là mối hiểm họa to lớn của ngành Y học. Vậy làm cách nào để chống lại sự lộng hành và phát triển mạnh mẽ của khuẩn hại gây bệnh đáng sợ này? Đọc ngay bài viết sau để tìm ra lời giải chính xác nhất nhé!

1. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm hô hấp

Việt Nam thuộc danh sách những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, đây là hồi chuông báo động rõ ràng cho tình trạng lạm dụng kháng sinh của chính mỗi người dân. Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh, ở nước ta có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh tùy tiện, không có đơn của bác sĩ.

Viêm đường hô hấp nhìn chung là căn bệnh phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm lấn của vi khuẩn hoặc virus vào niêm mạc, gây ra các triệu chứng điển hình như hắt hơi, ho, sổ mũi, đau rát họng, sốt, mệt mỏi,…

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường hô hấp là đúng, nhưng chỉ nên dùng khi phát hiện nhiễm trùng hô hấp liên quan đến vi khuẩn bởi lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và nguy hiểm nhất là thúc đẩy đề kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn thứ phát đo cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn vô cùng phức tạp.

Vi khuẩn kháng thuốc định tính
Vi khuẩn kháng thuốc định tính

2. Ưu tiên kháng sinh phổ hẹp và điều trị theo kháng sinh đồ

Kháng sinh phổ hẹp là gì? Hiểu một cách đơn giản và chính xác nhất, kháng sinh phổ hẹp là nhóm kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn tốt trên một số chủng vi khuẩn nhất định. Chẳng hạn trong điều trị viêm hô hấp, kháng sinh penicillin thuộc nhóm beta lactam chỉ có tác dụng trên chủng vi khuẩn Gram (+) nhưng lại không có công dụng trên chủng Gram (-).

Việc ưu tiên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, vi khuẩn kháng kháng sinh và điều trị theo kháng sinh đồ có ý nghĩa cực kỳ lớn giúp ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp, nhất là các loại kháng sinh đặc hiệu. Chưa xác định chính xác mầm mống gây bệnh và vội vàng điều trị bằng kháng sinh phổ rộng để diệt khuẩn sẽ gây lãng phí và góp phần làm tăng khả năng vi khuẩn kháng thuốc.

Ưu tiên kháng sinh phổ hẹp và điều trị theo kháng sinh đồ.

3. Sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian

Liều lượng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác, cân nặng, chức năng gan thận, mức độ viêm,… Dùng thuốc liều cao khi mức độ bệnh chưa trầm trọng có thể gây hại đến sức khỏe bởi sự tăng cao nồng độ thuốc trong máu làm tăng nguy cơ nhiễm độc và kháng thuốc.

Bên cạnh đó, theo nguyên tắc sử dụng kháng sinh, mỗi đợt điều trị kéo dài từ 5- 7 ngày hoặc 10 ngày, tùy đối tượng bệnh. Tuy nhiên, không ít người chủ quan nên khi gặp các triệu chứng viêm hô hấp sẽ tự ý mua kháng sinh liều cao và dùng liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày đến khi khỏi các dấu hiệu thì ngừng lại. Chính sự kém hiểu biết và nhận thức không đúng về phác đồ điều trị đã khiến tình trạng kháng thuốc ngày một tăng cao đến mức mất kiểm soát và gây hại cho cộng đồng.

Sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian.

Sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng thời gian.

4. Tuân thủ tuyệt đối các biện pháp khử khuẩn, vô khuẩn

Để ngăn chặn vi khuẩn kháng thuốc trong điều trị viêm hô hấp, ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng cách chúng ta cần quan tâm nhiều đến các biện pháp khử khuẩn, vô khuẩn giúp hạn chế lây lan vi khuẩn đề kháng trong cộng đồng.

Có thể bạn chưa biết, các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp như virus hợp bào, chủng vi khuẩn gram hay các loại khuẩn đa kháng thuốc từ chính người bệnh và môi trường có thể tồn tại nhiều trên dụng cụ chăm sóc trong các cơ sở y tế.

Việc tái chế sử dụng những vật dụng này sẽ giúp ngành Y tiết kiệm được khá nhiều về tài chính, tuy nhiên nếu không khử khuẩn, tiệt trùng đúng cách thì đây sẽ là mối hiểm họa không chỉ gây bệnh về đường hô hấp mà còn các bệnh nhiễm trùng khác như viêm gan B, HIV,…

5. Thúc đẩy việc nghiên cứu kháng sinh mới để chống lại vi khuẩn đề kháng

Mặc dù nghiên cứu kháng sinh mới được coi là biện pháp khó khăn và cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, nhưng đây thực sự là cách làm hữu hiệu và là giải pháp lâu dài, bền vững để chống lại vi khuẩn đề kháng trong điều trị viêm đường hô hấp.

Cần khuyến khích sự tiếp cận một cách đa chiều và toàn diện về các chủng kháng thuốc trong điều trị để phòng tránh và giảm thiểu dùng kháng sinh không cần thiết đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng.

>>> XEM THÊM:

Kháng sinh tự nhiên cho người viêm đường hô hấp

Giải pháp đột phá từ kháng sinh tự nhiên cho người bị viêm họng mãn tính

Sử dụng thực phẩm chức năng trong điều trị viêm hô hấp

6. Tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng về lợi ích và nguy cơ của kháng sinh

Kháng sinh chính xác là con dao hai lưỡi với sức khỏe của mỗi người nói riêng và ngành Y học thế giới nói chung, bởi những lợi ích và nguy cơ mà nó đem lại còn khá nhiều bất cập.

Trong điều trị viêm đường hô hấp, việc dùng kháng sinh cần hết sức cẩn trọng, điển hình như không nên dùng kháng sinh ngay ở bệnh nhân viêm phế quản, trừ khi có nghi ngờ viêm phổi bởi chúng có thể gây ra vô vàn tác dụng không mong muốn: tiêu chảy, phát ban, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, đặc biệt là gây phát triển chủng vi khuẩn đề kháng thuốc.

 

Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích và nguy cơ của sử dụng kháng sinh.

7. Sử dụng kháng sinh tự nhiên là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn tình trạng kháng thuốc

Ngoài các biện pháp kể trên, ngày nay việc sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên được xem là bước tiến vượt bậc trên hành trình ngăn chặn chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, giúp khắc phục các chứng viêm nhiễm, trong đó có viêm đường hô hấp.

Kháng sinh tự nhiên chứa các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả, quan trọng nhất là đem đến sự an toàn và yên tâm khi điều trị. Một số kháng sinh tự nhiên phổ biến hiện nay có thể kể đến như tỏi, gừng, mật ong, thanh ngâm,… Điển hình trong số đó là thảo dược Xuyên tâm liên chứa thành phần kháng sinh Andrographolid nổi bật nhờ công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm hô hấp mạnh mẽ. Các thử nghiệm lâm sàng còn cho kết quả khá bất ngờ rằng có tới 80% trường hợp viêm phế quản mạn giảm ho, đờm nahnh chóng, khoảng cách giữa các đợt viêm cũng được kéo giãn ra đáng kể.

Hiểu được tầm quan trọng của công cuộc ngăn ngừa hiện tượng kháng kháng sinh hiện nay, thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe Phytocine ra đời nhằm đem đến cho người dùng một trang mới trong điều trị viêm đường hô hấp với bảng thành phần an toàn tuyệt đối từ thiên nhiên, gồm xuyên tâm liên, gừng gió, thanh ngâm, tỏi, mật ong.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine hỗ trợ điều trị viêm hô hấp.

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Thông tin sản phẩm.

Sản xuất tại: Công ty Cổ phần sản xuất Dược liệu Trung Ương 28.

Cách dùng: Trẻ em 6- 14 tuổi: ngày 1 viên x 2 lần/ ngày.

Người lớn: ngày 2 viên x 2 lần/ ngày.

Uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

Số ĐKSP: 4046/2020/ĐKSP.

Bạn có thể đặt hàng TẠI ĐÂY. hoặc liên hệ Hotline: 087.904.8866.

Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Latest posts by Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN




      Block "lien-he-mobile" not found

      khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline