Viêm phế quản khá là phổ biến xảy ra mọi đối tượng. Nhất là bà bầu khi mang thai, nội tiết thay đổi sức đề kháng cũng giảm theo. Do đó không tránh khỏi các bệnh lý về hô hấp. Bà bầu bị viêm phế quản gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.
Tại sao bà bầu bị viêm phế quản
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm rất dễ mắc bệnh lý về hô hấp. Đặc biệt bà bầu bị viêm hô hấp trên như viêm phế quản, gây ảnh hưởng không nhỏ cho cả mẹ và bé.
Viêm phế quản là chứng bệnh hô hấp, không chừa một ai, những người có hệ miễn dịch kém tỷ lệ mắc cao hơn. Nguyên nhân chính là vi khuẩn, chúng tấn công khi sức đề kháng suy giảm, làm gia tăng dịch nhầy (đờm), khiến phế quản tổn thương.
Yếu tố gây bệnh viêm phế quản khi mang thai là một số loại virus hoặc vi khuẩn như Pneumococcus, Streptococcus, virus cúm, Parainfluenza, Adenovirus.
Ngoài ra, môi trường bên ngoài tác động vào như ô nhiễm, khói thuốc, cũng khiến phụ nữ mang thai bị viêm phế quản. Ngay lúc này, tại ống phế quản bị viêm, sưng tấy tại các vùng niêm mạc, làm tắc nghẽn đường hô hấp và lưu thông ống khí.
Mang thai bị viêm phế quản sẽ xuất hiện một số biểu biện cụ thể:
- Ho khan hay ho có đờm
- Đau họng
- Bà bầu bị ho về đêm
- Tắc nghẽn xoang
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi
- Thân nhiệt tăng nhẹ hơn bình thường
- Chán ăn, dễ nổi cáu, buồn ngủ
Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như tức ngực, thở khò khè, giảm cử động thai nhi, khó thở. Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các triệu chứng trên nên đi khám ngay lập tức.
Bà bầu bị viêm phế quản có làm sao không
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị ho đờm viêm phế quản xuất hiện triệu chứng khó thở. Điều này rất nguy hiểm cho thai nhi vì bị thiếu oxy. Trẻ sinh ra có thể bị còi xương suy dinh dưỡng hoặc sinh non.
Theo thống kê ghi lại, tỷ lệ sảy thai bị viêm phế quản khi mang thai con số này lên 10%. Nhất là giai đoạn ba tháng đầu, lúc này thai nhi chưa ổn định. Khi bị ho dữ dội kéo theo cổ tử cung bị co thắt quá mức.

Một trường hợp hiếm gặp khi mang thai để lại biến chứng như viêm phổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ như sẩy thai. Mẹ bầu bị viêm phế quản, bà bầu bị ho 3 tháng đầu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi bị mắc các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh. Nếu bà bầu bị viêm phế quản 3 tháng giữa nguy hiểm cho mẹ.
Theo các nghiên cứu nhận định rằng, phụ nữ mang thai bị viêm phế quản có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở bà bầu. Hơn nữa, làm tăng nguy cơ sinh non, và trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng.
Vậy nên, mẹ bầu bị viêm phế quản mang thai rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm. Trong suốt quá trình mang thai cho đến khi sinh.
Bà bầu bị viêm phế quản điều trị như thế nào?
Theo các bác sỹ, chữa viêm họng cho bà bầu bằng thuốc không được khuyến khích vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả hai. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị viêm phế quản do vi khuẩn gây ra vẫn có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dưới chỉ định hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Với trường hợp nếu mẹ bầu bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Dĩ nhiên, không phải thuốc nào cũng an toàn cho thai kỳ, nhưng một số loại thuốc sau có thể dùng cho bà bầu. Chẳng hạn như amoxicillin, penicillin, nitrofurantoin, clindamycin.
Không nên dùng thuốc trimethoprim và sulfamethoxazole vì loại thuốc này gây ra dị tật bẩm sinh. Và thuốc tetracyline, doxycyline và minocylibe. Những loại này khiến răng trẻ đổi màu.
>>> XEM THÊM:
Viêm phế quản bao lâu thì khỏi tiết lộ của bác sỹ chuyên khoa
Bệnh viêm phế quản và những điều cần biết
Chữa viêm phế quản cho bà bầu tại nhà.
Nếu mẹ bầu bị viêm phế quản ở mức độ nhẹ như ho, đau họng. Cách điều trị tốt nhất vẫn là dùng phương pháp điều trị tại nhà để ngăn ngừa triệu chứng tiến triển. Hay dùng các bài thuốc dân gian, cũng rất thích hợp bởi các dược liệu đều có sẵn xung quanh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Rửa mũi
Cách rửa này giúp mẹ bầu dễ chịu và loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi. Đây cũng là cách chữa khó thở cho bà bầu giúp việc hít thở thoải không ngột ngạt.
Hòa tan dung dịch này bằng cách như sau: 1/2 thìa muối, 1/2 thìa bakinh soda, 250 ml nước ấm.
Sau đó, nghiêng đầu về phía bồn rửa góc 45 độ, mũi hướng về phía bồn rửa. Sử dụng ống xilanh để đưa dung dịch vào một lỗ mũi trong khi bạn thở bằng miệng. Chất lỏng này đi qua khoang mũi chảy sang mũi bên kia và tống hết chất nhầy ra ngoài.
Nên thực hiện lặp lại 3-4 lần trong ngày.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Phương pháp dùng máy tạo độ ẩm, bổ sung độ ẩm cho không khí, giảm tình trạng khô da. Đặc biệt máy tạo độ ẩm có hiệu quả trong việc điều trị khô da, mũi, họng và môi. Ngoài ra, có thể làm giảm bớt một số triệu chứng do cảm cúm và cảm lạnh thông thường gây ra.
Nó hoạt động giống như một chất giữ ẩm tự nhiên có thể làm dịu da khô. Chính vì điều này, máy tạo độ ẩm thường được sử dụng giảm bớt:

- Tắc nghẽn xoang hoặc đau đầu
- Kích ứng mũi
- Cổ họng khô
- Ho khan, môi nứt, dây thanh âm bị kích ứng
Vào thời tiết mùa đông hoặc dùng điều hòa trong phòng, mẹ bầu rất dễ khó chịu không khí nơi mình ở bị khô.
Lưu ý không nên lạm dụng máy tạo độ ẩm có thể khiến các vấn đề hô hấp tệ hơn. Nên sử dụng một cách hợp lý. Hãy để lại thông tin để được Bác sĩ chuyên môn tư vấn liệu trình điều trị hiệu quả nhất
BẠN ĐANG GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ VIÊM PHẾ QUẢN???
Súc miệng nước muối ấm
Bà bầu bị viêm phế quản súc miệng nước muối ấm, làm dịu cổ họng bị đau và rát. Để thực hiện phương pháp này, bạn lấy 1/4 cà phê muối hòa cùng 200ml nước ấm. Sau đó uống một ngụm nhỏ rồi ngậm trong miệng 30 giây rồi nhổ ra.
Nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên vào sáng thức dậy và trước khi đi ngủ. Thực hiện đều đặn 3-5 ngày đã thấy rõ hiệu quả.
Uống các loại trà thảo mộc
Để làm dịu hệ hô hấp đường thở và làm dịu cơn ho. Một trong những cách chữa ho đơn giản nhất là sử dụng một số loại trà nóng. Vì các thành phần tự nhiên trong trà có những lợi ích sức khỏe riêng từng loại. Cách trị ho cho bà bầu tháng cuối, mẹ bầu bị viêm phế quản nên dùng những loại trà nào?
Trà gừng: Gừng quá quen thuộc trong việc điều trị các triệu chứng về đường hô hấp. Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Điều này giúp làm dịu cổ họng và đường thở bị kích ứng. Gừng không chỉ là gia vị món ăn mà còn sử dụng cải thiện vấn đề sức khỏe như hen suyễn, buồn nôn và viêm khớp.
Cách pha trà gừng như sau:
- Gừng tươi rửa sạch, 1 gói trà túi lọc và một chút mật ong.
- Đem gừng gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng.
- Đun sôi gừng với 250ml nước trong vòng 15 phút rồi cho gói trà vào pha.
- Tiếp đến cho mật ong rồi khuấy đều uống khi còn ấm.
Trà gừng chữa ho viêm phế quản cho bà bầu
Khuyến cáo: Với phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ gừng quá nhiều gây phản ứng phụ như tiêu chảy, ợ chua, khó chịu ở bụng.
Trà mật ong: Mật ong có vị ngọt thanh chứa nhiều vitamin và hàm lượng khoáng chất. Ngoài công dụng làm đẹp cho chị em mật ong còn dùng làm vị thuốc đẩy lùi cơn đau họng, khản tiếng hiệu quả nhanh chóng. Theo một nghiên cứu năm 2007, mật ong có hiệu quả hơn dextromethorphan – loại thuốc giảm ho.
Sử dụng trà mật ong đều đặn giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm lạnh. Do đặc tính kháng khuẩn ức chế virus gây bệnh bên trong cơ thể.
Các bác sỹ cho rằng khi mẹ bầu mang thai, em bé trong bụng mẹ ngày lớn dần, thì việc tiêu thụ calo ngày càng lớn. Chính vì vậy, mẹ bầu cần nạp nhiều năng lượng để bé phát triển và nội tiết cơ thể thay đổi khiến bà bầu hay mệt mỏi. Mật ong rất nhiều calo lành mạnh và trở thành chất tăng cường năng lượng tuyệt vời.

Hướng dẫn làm trà mật ong cho mẹ bầu:
- Pha túi trà lọc với 100ml nước nóng, chờ trong 5 phút cho trà tan hết.
- Để tầm 10-15 phút cho trà bớt nóng thì cho nước cốt chanh cùng với mật ong rồi khuấy đều.
- Cuối cùng mẹ bầu có thể nhâm nhi từ từ trà mật ong.
Trà chanh + mật ong: Chanh chứa hàm lượng vitamin C rất lớn giúp thanh lọc cơ thể và mật ong giúp kháng khuẩn, giảm đau rát họng. Việc kết hợp hai dược liệu này đem lại hiệu quả cao trong việc giảm ho, tống đờm ra khỏi họng một cách dễ dàng.
Cách làm trà chanh + mật ong đơn giản:
- Hãm trà túi lọc vào nước nóng trong 2 phút.
- Thêm đường vào nước trà cùng với 5ml mật ong và khuấy đều.
- Tiếp đến lấy nửa quả chanh vắt lấy nước cốt rồi hòa lẫn vào hỗn hợp trên.
- Sau đó cho vào bình lắc nhẹ rồi đổ ra cốc hoặc ly rồi uống.
Uống phytocine – Chữa ho viêm phế quản cho bà bầu
Nhiều người thắc mắc bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao? Bởi trong quá trình mang thai hạn chế dùng thuốc chữa ho cho bà bầu. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng không trị tận gốc.

Vậy nên, để chữa tận gốc các triệu chứng về hô hấp cần kết hợp nhiều thảo dược với nhau. Phytocine kết hợp đầy đủ các dược liệu tự nhiên có tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ gừng gió,tỏi, mật ong, xuyên tâm liên.
Sản phẩm có tác dụng chữa ho, điều trị viêm họng, viêm phế quản, sốt, ho có đờm và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp khác. Ngoài ra, tăng cường miễn dịch cho cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn, bảo vệ hệ hô hấp.
Phòng ngừa và chăm sóc cho bà bầu bị viêm phế quản
Trong suốt quá trình mang thai không thể tránh khỏi một số bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, có thể giảm bớt khả năng bị viêm phế quản bằng những biện pháp phòng tránh sau:
- Tránh tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản hoặc bị mắc các bệnh về đường hô hấp trên.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, để tránh vi khuẩn xâm nhập đi qua bằng tay, châ, miệng.
- Tiêm phòng cúm, thuốc chủng ngừa này an toàn cho mẹ và bé. Việc tiêm phòng này tăng cường hệ miễn dịch cho em bé, trong vòng 6 tháng sau sinh.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, các chất kích thích như rượu bia. Vì những chất này gây kích ứng niêm mạc, tăng cao tỷ lệ nhiễm viêm phế quản.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường khói bụi.
Có bầu bị viêm phế quản nên làm gì - Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C từ rau củ quả và chất xơ. Cung cấp protein, omega-3 chứa trong cá, các chế phẩm từ sữa.
- Đảm bảo 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế đồ uống lạnh và nước ngọt.
- Vận động nhẹ nhàng các bài tập cho bà bầu như yoga hoặc đi bộ.
- Dùng kẹo ngậm ho giúp bổ sung độ ẩm cho cổ họng, giảm đau và ho. Có thể ngậm các viên ngậm chiết xuất thành phần tự nhiên như mật ong, trà xanh.
Qua bài viết trên mẹ bầu bị viêm phế quản có thể tham khảo một số cách khắc phục triệu chứng viêm phế quản tại nhà. Mọi thắc mắc về viêm phế quản ở bà bầu vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc hottline 087.904.8866 để được bác sỹ, chuyên gia tư vấn sức khỏe giải đáp trực tiếp. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bài viết này có hữu ích không?