Bệnh viêm họng mủ và tất tần tật những điều cần biết

Đăng ngày: 20/08/2021 - Cập nhật: 08/09/2023

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Hàn Ngọc Lan

Viêm họng mủ là một loại bệnh viêm họng mãn tính thường gặp. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát họng, sưng họng, khó nuốt, hôi miệng…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm họng mủ là gì? Viêm họng mủ có nguy hiểm không? Viêm họng mủ có cần uống kháng sinh không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm họng mủ là gì?

Viêm họng mủ là bệnh lý thường gặp của viêm đường hô hấp. Bệnh gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Khi bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm và hình thành các hạt có mủ.

Mủ có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy mức độ nặng nhẹ. Các hạt mủ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trẻ em hoặc những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, có thể lây lan từ người này sang người khác.

Viêm họng có mủ là bệnh thường gặp ở trẻ em
Hình ảnh viêm họng mủ

Những điều cần biết về đau họng mủ

Viêm họng mủ có những dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng khác biệt do với các loại viêm họng khác. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ, giúp bạn chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm họng có mủ

Về cơ bản, dấu hiệu viêm họng nổi mủ tương đối giống triệu chứng của bệnh viêm họng thông thường như ho, sốt, đau rát họng… Bên cạnh đó, còn có một số triệu chứng đặc trưng khác như vòm họng có mủ, hôi miệng…

Sưng đau rát họng

Sưng họng và đau rát họng là dấu hiệu thường gặp của viêm họng nổi mủ. Khi virus và vi khuẩn xâm nhập, chúng phát triển và tấn công vào thành họng khiến niêm mạc họng bị tổn thương, sưng đau. Cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt thức ăn, nước bọt hay uống nước.

Trẻ chưa biết nói thường sẽ phản ứng bằng các biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Nếu kèm các triệu chứng khác như ho, sốt, sổ mũi thì bố mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị viêm họng.

Ho

Ho là phản ứng của cơ thể để tống các dị vật hoặc đờm nhầy ra ngoài. Trẻ thường ho nhiều về đêm, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Khi các hạt mủ càng nhiều thì đờm nhầy càng tăng. Cơ thể sẽ kích thích gây ho để tống đờm nhầy ra ngoài.

Sốt

Sốt cũng là sự phản kháng của cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Tùy tình trạng bệnh mà có người sốt cao, có người sốt nhẹ, cũng có người không sốt. Ngoài sốt thì có thể kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn…

Ngứa họng

Các hạt chứa mủ sẽ kích thích viêm mạc họng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong cổ họng. Ngứa họng cũng hình thành nên phản xạ ho.

Họng có các hạt mủ

Đây là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của viêm họng mưng mủ. Khi soi gương và quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy các hạt mủ li ti màu trắng ngà hoặc xanh xuất hiện rải rác xung quanh thành họng. Khi khạc nhổ, các hạt mủ sẽ rơi ra ngoài và có mùi hôi rất khó chịu.

Hôi miệng

Virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển phát ra các độc tố, cộng với các hạt mủ li ti trong vòm họng khiến miệng lúc này cũng có mùi hôi. Người đối diện có thể cảm nhận được mùi hôi khi nói chuyện. Vì vậy người bệnh thường có cảm giác tự ti, ngại ngần khi giao tiếp.

Hôi miệng gây cản trở giao tiếp cho người bệnh
Hôi miệng là dấu hiệu của viêm họng nổi mủ, gây cản trở giao tiếp

Ai có thể mắc bệnh viêm họng mủ?

Viêm họng mủ có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Chỉ cần gặp điều kiện phù hợp, vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập, phát triển, tấn công niêm mạc họng và gây bệnh.

Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ bị viêm họng nổi mủ cao hơn, gồm trẻ em, những người có sức đề kháng kém, những người bị viêm xoang, viêm amidan, người vệ sinh răng miệng kèm…

Trẻ em

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về viêm họng. Nguyên nhân là hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào. Khi có các dấu hiệu và triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám.

Người có sức đề kháng yếu

Những người có sức đề kháng yếu, miễn dịch kém cũng dễ mắc viêm họng có mủ. Cơ thể không sinh ra được các kháng thể đê tiêu diệt vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương niêm mạc họng và phát bệnh.

Người bị viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày

Khi bi viêm xoang hoặc viêm amidan, vi khuẩn hay các dịch đờm nhầy dễ dàng lan xuống thành họng. Chúng tích tụ lại ở đó lâu ngày sẽ phát triển và gây bệnh viêm họng.

Những người bị bệnh trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ cao mắc viêm họng mủ. Khi trào ngược, các axit, vi khuẩn HP, vi khuẩn đường ruột trào ngược lên thực quản và cổ họng. Axit ăn mòn niêm mạc họng gây tổn thương, tạo điều kiện cho các vi khuẩn trú ngụ và tấn công gây bệnh.

Người vệ sinh răng miệng kém

Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Các mảng bám thức ăn, nước ngọt đọng lại trong khoang miệng trở thành thức ăn của vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng sinh sôi phát triển và gây bệnh.

Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây bệnh
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây viêm họng mủ

Viêm họng mủ có nguy hiểm không?

Viêm họng có mủ thường gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, hoặc có phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh sẽ khỏi và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

  • Biến chứng tai chỗ: Vi khuẩn gây áp xe, sưng tấy vùng quanh họng, quanh amidan. Lúc này bệnh càng trở nên khó chữa. Một số trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ amidan.
  • Biến chứng gần: Ổ viêm nhiễm trong cổ họng có thể lây lan sang các vùng lân cận như mũi, tai, phổi. Từ đó gây nên các bệnh khác về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Biến chứng xa: Vi khuẩn cũng có thể theo đường máu di chuyển đến các cơ quan khác và gây bệnh. Biến chứng xa thường gặp như viêm khớp, viêm cầu thận, các bệnh về tim mạch…
  • Đặc biệt, một số trường hợp viêm họng có mủ kéo dài có thể dẫn đến ung thư vòm họng rất nguy hiểm. Vì vậy ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh không nên lơ là, chủ quan mà cần đi khám bác sĩ hoặc áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp.

Viêm họng mủ có tự khỏi không? bao lâu thì khỏi?

Viêm họng mủ được coi là tình trạng nặng của viêm họng do niêm mạc họng đã bị mưng mủ. Do đó bệnh không tự khỏi được mà phải có sự can thiệp của thuốc. Nếu người bệnh chủ quan, cứ để cho bệnh tự khỏi thì bệnh sẽ càng càng nặng, và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào phương pháp điều trị mà có thời gian khỏi bệnh khác nhau. Nếu sử dụng tây y, thuốc phát huy tác dụng nhanh, có thể khỏi trong vòng 5-7 ngày tùy loại thuốc. Nếu dùng đông y hoặc thuốc nam, thời gian khỏi bệnh thường lâu hơn, nhưng có ưu điểm an toàn và không gây tác dụng phụ.

Viêm họng mủ không thể tự khỏi
Viêm họng mủ có thể khỏi nếu được điều trị đúng cách, kịp thời

Viêm họng có mủ sốt mấy ngày?

Khi xuất hiện mủ họng, cơ thể phản ứng với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Lúc này người bệnh sẽ bị sốt. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tình trạng sốt mỗi người một khác. Có người sốt nhẹ, có người sốt nặng 39 – 40 độ C. Trẻ sốt do viêm họng mủ thường đi kèm các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè.

Thời gian sốt tùy vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi người. Phần lớn người bệnh sẽ sốt trong vòng 2-3 ngày sau đó tự khỏi. Một số trường hợp có thể sốt kéo dài 5-7 ngày nếu không được hạ sốt đúng cách.

Những trường hợp sốt trên 10 ngày được cho là nguy hiểm. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận… Vì vậy khi thấy sốt trên 5 ngày mà chưa hạ sốt, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.

Viêm họng nổi mủ tái phát nhiều lần phải làm sao

Viêm họng nổi mủ thường là hệ quả của viêm họng mãn tính kéo dài. Do vậy viêm họng có mủ rất dễ tái phát nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Khi bị tái phát, người bệnh có thể đi gặp bác sĩ để dùng thuốc tây. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để mau chóng bình phục.

Viêm họng có mủ uống thuốc gì?

Viêm họng mủ dùng kháng sinh gì còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc kháng sinh

Nếu viêm họng do các loại vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin… Đối với trẻ em nên dùng amoxicilin để giảm thời gian lây bệnh.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt gồm performax, paracetamol, aspirin…Không dùng aspirin cho trẻ em.

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm thường dùng gồm prednisolon 5mg, alphachymotrypsin,… Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm đau, giảm phù nề tại chỗ, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.

Thuốc trị bệnh gốc

Nếu viêm họng có mủ gây ra do các bệnh lý khác như trào ngược dạ, dày, viêm xoang, viêm mũi… thì bác sĩ sẽ cho thuốc để điều trị các bệnh này.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định bác sĩ. Uống đúng liều lượng, không tự ý thêm hoặc bớt liều. Việc dùng thuốc không theo chỉ dẫn có thể làm giảm hiệu quả điều trị, khiến bệnh kéo dài và gây ra tác dụng phụ.. Lạm dụng kháng sinh còn gây tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Người bệnh không nên áp dụng cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

kháng sinh chữa bệnh viêm họng có mủ
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ kê thuốc điều trị viêm họng mủ phù hợp

>> XEM THÊM:

Bệnh viêm họng Vincent nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng thanh quản mãn tính là gì

Viêm họng có mủ nên ăn gì

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị. Để bệnh nhanh bình phục thì người bệnh nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm sau đây.

Thức ăn mềm lỏng

Các loại thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, bún, phở rất tốt cho người bị viêm họng có mủ. Chúng không gây cọ xát, đau rát khi đi qua vùng cổ họng bị viêm. Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị sốt hay chán ăn thì các món ăn này cũng giúp người bệnh dễ nuốt hơn.

Thức ăn trơn, mát

Những thức ăn trơn, mát như mồng tơi, rau đay, sữa chua… rất dễ nuốt, nên phù hợp cho những người bị viêm họng. Người bị viêm họng thường có cảm giác vướng, nghẹn khi nuốt. Các thực phẩm trơn mát sẽ dễ dàng trôi qua họng mà không gây cảm giác vướng víu, khó chịu.

Thực phẩm giàu vitamin C

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Vitamin C giúp tăng cường chức năng của các tế bào lympho, từ đó cải thiện hệ thống hô hấp. Bên cạnh đó, vitamin C cũng góp phần nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Vì vậy người bị viêm họng có mủ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C trong bữa ăn hằng ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm, trái cây như cam, quýt, chuối, cà chua, bắp cải, súp lơ…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm mang lại nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, như nâng cao miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy các tế bào lympho T tạo ra khoáng chất để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhờ vậy, thức ăn giàu kẽm có thể ức chế được sự hình thành cách bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm cúm…

Gan động vật, rong biển, thịt bò, cá hồi, nghêu, sò…là các loại thực phẩm giàu kẽm.

Thực phẩm chứa kẽm tốt cho người bệnh
Người bị viêm họng hạt mủ nên ăn các thực phẩm giàu kẽm

Viêm họng có mủ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thì người bị bệnh viêm họng có mủ nên kiêng ăn các thực phẩm sau đây.

Thực phẩm khô, cứng

Các loại thực phẩm như thịt khô, trái cây sấy khô, các loại hạt dinh dưỡng… thường khô và cứng. Khi ăn sẽ cọ xát với thành họng gây đau. Bên cạnh đó, chúng dễ bị vướng lại ở cổ họng khi nuốt. Thức ăn đọng lại càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Các loại thức ăn cay nóng như ớt, tương ớt, hạt tiêu, gừng, sả…khi ăn sẽ gây nóng rát và kích thích niêm mạc họng. Vì vậy người bị viêm họng nên loại trừ những đồ ăn này ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Đồ ăn, uống lạnh

Khi bị viêm họng thường kiêng các đồ uống lạnh như kem, nước đá lạnh… Nếu uống đồ lạnh, niêm mạc họng sẽ bị kích thích, sưng to và gây đau.

Thực phẩm nhiều axit

Các loại trái cây chứa nhiều axit như chanh, me, giấm, tắc… sẽ khiến niêm mạc họng bị kích thích mạnh. Các tổn thương có sẵn ở vùng họng cộng với sự tác động, ăn mòn của axit sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Cảm giác đau, rát, khó chịu tăng lên sau khi ăn. Vì vậy nên tránh xa các loại thực phẩm này trong thời gian bị bệnh.

Đồ uống có cồn, cà phê

Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu hay cà phê đều không tốt cho người bị viêm họng hốc mủ. Nguyên nhân là các chất ethanol và caffeine có trong đồ uống khiến cơ thể bị mất nước, làm tăng thân nhiệt. Bên cạnh đó, chúng còn khiến cơ thể mệt mỏi, mất kiểm soát, giảm miễn dịch. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng của viêm họng hạt mủ.

Đồ uống có cồn và cà phê không tốt cho người bị viêm họng
Đồ uống có cồn và cà phê không tốt cho người bị viêm họng có mủ

Chế độ sinh hoạt khi bị viêm họng

Không chỉ ăn uống, mà chế độ sinh hoạt cũng quan trọng không kém. Người bệnh muốn mau bình phục thì cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tập trung năng lượng để chống lại tác nhân gây bệnh, Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress.
  • Luôn giữ ấm vùng cổ, mũi, họng. Nếu phải ra ngoài cần mặc ấm và đeo khẩu trang.
  • Hạn chế thức khuya. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Không uống rượu, bia, các chất kích thích.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, tránh việc vi khuẩn sinh sôi phát triển trong khoang miệng.
  • Uống nước ấm hằng ngày, súc và khò họng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Tắm nước ấm hằng ngày, không tắm nước lạnh.

Phytocine – hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng có mủ hiệu quả

Để chữa trị tận gốc, dứt điểm bệnh viêm họng có mủ, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm chăm sóc sức khỏe Phytocine. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược nên an toàn, không gây tác dụng phụ. Với cơ chế tác động vào nguyên nhân, sản phẩm ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giúp bệnh khỏi hoàn toàn mà không lo bị tái phát.

Phytocine có thành phần chính gồm xuyên tâm liên, mật ong, tỏi, gừng gió, cao thanh ngâm chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng có mủ hiệu quả. Sau khi dùng đủ liệu trình, các hạt mủ không còn, niêm mạc họng bình phục trở lại. Các triệu chứng khác như đau rát họng, ho, đờm, nuốt vướng cũng thuyên giảm rõ rệt.

Sản phẩm được chiết xuất dạng viên nang bao phim đựng trong hộp nhựa, tiện lợi cho quá trình sử dụng và bảo quản. Dùng được cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Phytocine hỗ trợ điều trị viêm họng mủ
Phytocine là giải pháp hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng có mủ hiệu quả

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ. Bệnh không tự khỏi nên cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Mọi thắc mắc về bệnh hoặc về sản phẩm Phytocine, các bạn liên hệ hotline 087 904 8866 hoặc để lại thông tin đăng ký phía dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất..

Lương y Ngô Trí Tuệ
Latest posts by Lương y Ngô Trí Tuệ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline