Bệnh viêm phế quản và những điều cần biết

Đăng ngày: 29/03/2021 - Cập nhật: 21/12/2023

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh

Tỷ lệ người mắc viêm phế quản ngày càng tăng cao, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Viêm phế quản là bệnh ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng ho, đau họng, khạc đờm, sốt viêm phế quản…..Vậy viêm phế quản là bệnh gì, vì đâu gây ra viêm phế quản và có biểu hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin về chứng bệnh này.

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Cách hiểu đơn giản: phế là phổi, quản là một đường ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính lớp niêm mạc ống phế quản. Viêm phế quản xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên dùng chất kích thích hoặc trẻ em, người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn. Viêm phế quản được chia thành 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: thường xảy ra bất ngờ và diễn ra trong thời gian ngắn đặc biệt là viêm phế quản cấp ở trẻ em.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm phế quản cấp tính kéo dài không được điều trị, bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm.
Viêm phế quản xảy ra ở nhiều đối tượng. Trẻ em, người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.

2. Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản

Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản cấp tính:

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản cấp tính. Virus, vi khuẩn có trong không khí, thực phẩm,…xâm nhập vào hệ hô hấp và gây viêm nhiễm.

  • Virus hay gặp gây viêm phế quản gồm: Adenovirus, coronavirus, virus cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus,….
  • Vi khuẩn: Chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia…

Cũng như các bệnh lý ở đường hô hấp khác, viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, giọt bắn từ miệng khi hắt hơi, đờm,….) mà người bệnh phát ra, người khác tiếp xúc. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có các cách trị viêm phế quản khác nhau.

Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mãn tính:

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm phế quản cấp tính kéo dài không được chữa trị. Viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn và hay tái đi tái lại trong nhiều ngày, vài tháng hoặc hàng năm do lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm kéo dài liên tục gây ra một lượng lớn chất nhầy dính bên trong hô hấp, làm giảm lượng không khí lưu thông của phổi.

Một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mãn tính là người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất độc hại. Những chất ô nhiễm này làm kích thích phổi khiến nặng hơn tình trạng viêm phế quản.

3. Biểu hiện của viêm phế quản

Viêm phế quản có nhiều biểu hiện khá giống với cảm cúm thông thường, bởi vậy mà có nhiều người nhầm lẫn và không biết mình đang mắc bệnh. Biểu hiện điển hình của viêm phế quản là ho, đau họng, ngứa rát cổ họng, ho liên tục không ngớt thậm chí khạc đờm.

  • Ho: đây là triệu chứng đầu tiên, có thể là ho khan hoặc ho có đờm. Người bệnh thường ho liên tục kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần khi bệnh đã có tiến triển.
  • Tiết đờm: phản ứng viêm gây tiết đờm nhiều. Đờm có thể có màu xanh, vàng hoặc trắng.
  • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng sốt có thể kéo dài khiến nhiều người lầm tưởng thành sốt virus. Vì vậy, người bệnh cần chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
  • Đau rát cổ họng: cổ họng bị khô, đau rát, cảm giác vướng trong cổ họng. Cổ họng đau khiến việc nói chuyện, nuốt, ăn uống trở nên khó khăn.
  • Tức ngực, khó thở: khi bệnh đã biến chuyển nặng hơn, đờm nhiều khiến người bệnh có cảm giác khó thở, tức ngực khó chịu.

Ngoài những biểu hiện trên, viêm phế quản còn có xuất hiện một vài biểu hiện khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết,…..

Biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phế quản

4. Các phương pháp điều trị viêm phế quản

Phương pháp Tây y:

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị viêm phế quản giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc long đờm, loãng đờm: acetylcystein, bromhexin, carbocystein,….
  • Thuốc kháng virus: thông thường không nên sử dụng, tuy nhiên bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ tác nhân là virus cúm và thuốc kháng virus cúm chỉ nên được cho dùng trong khoảng 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.
  • Thuốc kháng sinh: rất ít được sử dụng vì viêm phế quản phổi phần lớn là do virus. Kháng sinh chỉ có tác dụng với viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Khi bệnh nặng dẫn tới biến chứng viêm phế quản như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi,….thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sử dụng.

Phương pháp Đông Y:

Phương pháp này thường sử dụng những nguyên liệu tự nhiên có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm các triệu chứng ho, sốt, đau họng,….

Chữa viêm phế quản bằng gừng:

Gừng là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Gừng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, thường được sử dụng để làm ấm họng, giảm ho, khô rát cổ họng rất tốt.

Chữa viêm phế quản bằng tỏi:

Tỏi có tính sát khuẩn, kháng viêm tốt, do đó, đây là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều trong điều trị viêm phế quản.

>>> XEM THÊM:

Viêm phế quản ăn cháo gì

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa hen phế quản

Chữa viêm phế quản như thế nào an toàn và hiệu quả

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi

Chữa viêm phế quản bằng xuyên tâm liên:

Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết. Xuyên tâm liên thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm phế quản, viêm họng,….Tác dụng kháng viêm, hạ nhiệt trong xuyên tâm liên cũng đã được các nhà khoa học chứng minh.

Xuyên tâm liên thường được dùng trị cảm sốt, cúm, trị ho, viêm phế quản, viêm họng.

5. Hỗ trợ giảm triệu chứng ho sốt, đau họng, ho đờm, khản tiếng do viêm phế quản nhờ Phytocine

Cách chữa viêm phế quản không cần dùng kháng sinh? Bạn có thể dùng Phytocine – sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có chiết xuất từ các thảo dược có tính kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ gồm xuyên tâm liên, tỏi, mật ong, gừng gió, thanh ngâm với công dụng chính:

  • Giảm triệu chứng ho sốt, đau rát họng, ho đờm, khản tiếng do viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản.
  • Nâng cao đề kháng hệ hô hấp.
Phytocine
Phytocine – phác đồ điều trị viêm phế quản mạn tính

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Điểm đặc biệt của Phytocine chính là thành phần hoàn toàn từ kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao đề kháng hệ hô hấp, giảm thiểu tình trạng tái phát của các bệnh viêm đường hô hấp. Để lại thông tin ngay dưới đây hoặc liên hệ hotline 087.904.8866 để được chuyên gia của PHYTOCINE hỗ trợ tư vấn sớm nhất nhé.

Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Latest posts by Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN




      Block "lien-he-mobile" not found

      khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline