Bị sốt viêm họng phải làm sao? Đừng bỏ qua những bài thuốc sau đây

Đăng ngày: 07/08/2021 - Cập nhật ngày 14/05/2022.

Viêm họng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống. Vậy bị sốt viêm họng phải làm sao? Phytocine sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bị sốt viêm họng phải làm sao?

Viêm họng không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng như viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa… Vì vậy việc phát hiện và tìm cách điều trị kịp thời là điều cần thiết để giúp người bệnh mau chóng bình phục.

Triệu chứng sốt viêm họng ở người lớn

Ở người lớn, khi bị viêm họng cấp sẽ có những triệu chứng như sốt cao 38 – 40 độ C, đau rát họng, chảy nước mũi, ho khan, nổi hạch ở cổ…Thông thường, những triệu chứng này sẽ khỏi sau khoảng 10 ngày nếu được chữa trị đúng cách.

Người lớn bị sốt viêm họng phải làm sao?
Bị viêm họng có thể dẫn đến sốt cao từ 39-40 độ C

Khi bị nóng sốt đau họng, người bệnh cần được nghỉ ngơi. Uống nhiều nước để bù nước bị mất, đồng thời làm trơn cổ họng. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt; tránh ăn các thức ăn cay, nóng, cứng vì chúng có thể gây kích ứng và làm họng bị tổn thương thêm. Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày là phương pháp chữa viêm họng cấp cực kỳ đơn giản và hiệu quả, giúp thuyên giảm nhanh cơn sốt và mang lại cảm giác dễ chịu.

Nếu bị sốt cao do viêm họng, có thể đến gặp bác sĩ để được kê thuốc điều trị. Các nhóm thuốc thường được dùng để điều trị gồm thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone, Erythromycin, Azithromycin…); thuốc kháng viêm (Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…) và thuốc giảm đau, hạ sốt. Cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Uống đúng và đủ liều, không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng giảm.

>>> XEM THÊM:

Bị ho viêm họng uống thuốc gì để điều trị dứt điểm

Ngậm nước muối chữa viêm họng có thực sự hiệu quả như bạn tưởng

Cây gì chữa viêm họng

Sốt viêm họng ở bà bầu

Viêm họng trong thai kỳ cũng là tình trạng thường gặp ở các bà bầu. Nhiều người thắc mắc bà bầu bị sốt viêm họng phải làm sao? Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhưng cần tìm cách chữa trị sớm để giúp xóa tan cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Một số phương pháp điều trị viêm họng ở bà bầu mang lại hiệu quả cao như:

  • Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Súc miệng bằng nước muối hằng ngày để tiêu diệt vi khuẩn
  • Bổ sung các loại Vitamin A, C để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng

Bị sốt viêm họng khi đang mang thai phải làm sao? Trường hợp mẹ bầu bị viêm họng dài ngày không thuyên giảm hoặc sốt cao, cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và kê đơn. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh không gây hại cho phụ nữ mang thai, như amoxicillin và ampicillin, cephalexin… Việc dùng thuốc kháng sinh tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu bị sốt viêm họng phải làm sao
Bị sốt viêm họng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho bà bầu

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc viêm họng nhất do sức đề kháng kém, nhất là vào thời điểm giao mùa. Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ nhỏ thì như thế nào? Khi bị viêm họng, trẻ sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm, tiêu chảy. Những triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn. Với trẻ còn bú mẹ, trẻ có thể bú ít đi hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó ngủ.

Vậy trẻ bị sốt viêm họng phải làm sao là băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Tùy vào từng biểu hiện, mức độ nặng nhẹ của trẻ mà có cách xử lý phù hợp.

Tư vấn khách hàng BẠN ĐANG GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỐT VIÊM HỌNG???

Hãy để lại thông tin để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn liệu trình điều trị hiệu quả nhất

    Sốt viêm họng ở trẻ kéo dài bao lâu? Nếu trẻ mới chớm bị, chưa có những biểu hiện nặng thì có thể tự chăm sóc tại nhà. Đầu tiên cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều hơn.

    Trường hợp trẻ bị viêm họng sốt về đêm, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ tại nhà bằng cách lau nước ấm hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian, như diếp cá, nhọ nồi, chanh…

    Bên cạnh đó, cần chú trọng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và nhiều chất dinh dưỡng như tôm, thịt, trứng, sữa… Tăng cường uống Vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch.

    Nếu trẻ bị sốt cao và dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà không hiệu quả, cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ kê thuốc hạ sốt (paracetamol) để giảm đau giảm sưng, hoặc các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cho trẻ.

    Trẻ em bị sốt viêm họng phải làm sao
    Sốt viêm họng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và bỏ ăn, bỏ bú

    Chữa sốt viêm họng không cần dùng kháng sinh

    Bé bị sốt viêm họng uống thuốc gì? Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị sốt do viêm họng thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với gan, thận…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sốt viêm họng không cần dùng kháng sinh. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.

    Chữa sốt viêm họng cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

    Hạ sốt bằng lá diếp cá

    Bé bị sốt viêm họng nên ăn gì? Hạ sốt bằng lá diếp cá có nhiều cách khác nhau. Bố mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

    Lấy một nắm lá diếp cá rửa sạch rồi xay cùng chút nước ấm và muối cho bé uống. Có thể cho thêm ít đường cho bé dễ uống. Bã đắp lên trán , ngực và lưng bé giúp cắt nhanh cơn sốt.

    Lấy lá diếp cá rửa sạch, đun cùng nước diếp cá cho bé uống.

    Đun lá diếp cá cùng nước cháo và đường phèn, cho bé uống khi còn ấm. Có thể hạ sốt bằng lá diếp cá cho người lớn.

    Hạ sốt bằng lá diếp cá
    Sử dụng rau diếp cá là cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng

    Lá nhọ nồi hạ sốt

    Lấy một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, xay cùng chút muối. Chắt lấy nước cho bé uống giúp bé hạ sốt. Nếu khó uống thì cho thêm ít đường. Cây nhọ nồi hạ sốt an toàn và hiệu quả cho bé.

    Ngoài cách uống nước lá nhọ nồi thì nhiều người đắp lá nhọ nồi để chữa sốt vô cùng hiệu quả. Cách đắp lá nhọ nồi để hạ sốt:

    • Lấy khoảng 60g lá nhọ nồi rửa sạch, đem ngâm trong nước muối khử trùng 15 phút.

    • Cho phần lá vào trong cối xay đã rửa sạch rồi giã thật nhuyễn.

    • Cho nước ấm vào lọc kỹ qua rây và uống. Mỗi lần khoảng 40-60 ml

    • Phần bã còn lại bạn có thể cho vào chiếc khăn mỏng đắp trực tiếp lên người ở các phần nách, bẹn…để hạ sốt.

    Hạ sốt bằng chanh

    Cắt chanh thành từng lát nhỏ rồi đắp lên trán, lưng bé. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng trong mùa hè. Không nên áp dụng trong mùa đông.

    Hạ sốt bằng lau nước ấm

    Một cách khác khá đơn giản là dùng khăn mềm nhúng nước ấm, rồi vắt khô và lau khắp người bé. Chú ý lau nhiều ở nách, bẹn, trán để giúp bé hạ sốt mệt mỏi nhanh hơn.

    Cách hạ sốt viêm họng cho người lớn

    Hạ sốt bằng lá tía tô

    Hạ sốt bằng lá tía tô cho người lớn là một cách làm vô cùng quen thuộc và hiệu quả. Cách làm này đã được truyền lại qua nhiều thế hệ và vô cùng hiệu quả. Bạn có thể nấu nước lá tía tô để uống hoặc đun sôi nước lá tía tô để xông, giúp làm thông khí và giảm sốt.

    Hạ sốt bằng nước ấm

    Tương tự với trẻ nhỏ, khi người lớn bị sốt viêm họng cũng có thể áp dụng cách hạ sốt bằng nước ấm. Dùng khăn ấm lau toàn bộ cơ thể. Nước ấm làm lỗ chân lông nở ra giúp cơ thể thoát nhiệt nhanh chóng.

    Hạ sốt bằng lá húng quế

    Lấy 1 muỗng lá húng quế với ¼ muỗng bột tiêu cho vào cốc nước sôi. Ngâm trong khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước và uống khi còn ấm.

    Hạ sốt bằng lá nhọ nồi

    Lá cây nhọ nồi rửa sạch, cho vào máy xay cùng ít nước ấm. Lọc lấy nước và uống mỗi ngày cho đến khi hết sốt. Phần bã đắp lên huyệt dũng tuyền và huyệt bạch hội để tăng hiệu quả.

    Hạ sốt bằng cây nhọ nồi
    Hạ sốt bằng cây nhọ nồi tại nhà mang lại hiệu quả cao

    Hạ sốt bằng tắm nước gừng

    Cách hạ sốt cho người lớn bằng gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt pha với nước ấm để tắm. Có thể thay thế gừng tươi bằng bột gừng khô. Sau khi tắm xong, dùng khăn đắp kín người để cơ thể toát mồ hôi giúp hạ nhiệt. Hạ sốt bằng gừng khá đơn giản và dễ làm

    Vậy là chúng ta đã có giải đáp cho câu hỏi bị sốt viêm họng phải làm sao? Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc dân gian hay thuốc tây đều có những hạn chế nhất định. Thuốc tây thường gây tác dụng phụ, kháng thuốc, còn bài thuốc dân gian chỉ hiệu quả khi bị sốt nhẹ. Lúc này, bạn có thể tham khảo và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine để hỗ trợ điều trị.

    Nhờ chiết xuất từ thảo dược chứa các kháng sinh tự nhiên, Phytocine không chỉ giúp ngăn ngừa, điều trị sốt viêm họng một cách hiệu quả, mà còn tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm không gây tác dụng phụ, an toàn đối với sức khỏe người dùng. Ngoài ra, Phytocine còn được dùng để điều trị sốt đau họng COVID-19 ở thể nhẹ. Mọi chi tiết về sản phẩm, các bạn liên hệ theo số hotline 087 904 8866 để được tư vấn kỹ hơn.

    Bài viết này có hữu ích không?

    6 bình luận về “Bị sốt viêm họng phải làm sao? Đừng bỏ qua những bài thuốc sau đây

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Xin chào Linh Nguyễn
        Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi đến cho chúng tôi. Phytocine an toàn với bé trên 6 tuổi nên bạn có thể cho bé nhà bạn dùng nhé.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Xin chào
        Cảm ơn bạn đã phản hồi. Không biết bạn đang cần tư vấn về vấn đề gì. Bạn có thể nói rõ tình trạng của bạn để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn được k? Hoặc bạn có thể để lại sđt, chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn sớm.

    087.904.8866

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline