Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu kéo dài trong một thời gian nó có thể gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày và là dấu hiệu ban đầu của một số căn bệnh nguy hiểm. Ho mãn tính có thể ướt và tạo đờm nhưng cũng có khi gây khô và ngứa cổ họng. Vậy có cách trị ho mãn tính hiệu quả, trị dứt điểm được tình trạng này hay không? Cùng Phytocine tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây:

Ho mạn tính là gì? Ho mạn tính có chữa trị được không?
Ho mãn tính hay cách gọi khác là ho mạn tính xảy ra khi tình trạng ho kéo dài hơn 8 tuần đối với người lớn hoặc hơn 4 tuần với trẻ em. Ho mãn tính không chỉ là một cơn ho gây khó chịu mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Các trường hợp ho mãn tính kéo dài không được điều trị kịp thời có thể gây nôn mửa, choáng váng nặng hơn làm xương sườn bị gãy.
Triệu chứng của ho mãn tính
Ho thường là kết quả của một hoặc nhiều tác nhân kích thích đường hô hấp khiến các cơ ở ngực và dạ dày bị co thắt lại. Kích thích nhanh chóng làm cho thanh môn bao phủ đường thở mở ra, khiến không khí bị tràn ra ngoài. Từ đó mà cơn ho kéo dài xuất hiện. ,
Cơn ho có thể là “khô” hoặc “ướt”. Ho khan là ho không có đờm, không tiết ra chất nhầy. Những người hút thuốc lá và những người dùng thuốc ức chế ACE có xu hướng bị ho khan. Ho ướt là một dạng ho có đờm. Người bị ho kéo dài uống thuốc không khỏi thường chảy dịch mũi sau hoặc xơ nang.

Ngoài ho kéo dài ra, ho mãn tính có thể xuất hiện cùng một số triệu chứng như:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Cảm giác có chất lỏng chảy xuống phía sau cổ họng của bạn (nhỏ giọt sau mũi)
- Hắng họng thường xuyên và đau họng
- Khàn tiếng, mất giọng
- Thở khò khè, khó thở
- Ợ chua hoặc có vị chua trong miệng
- Trong một số trường hợp hiếm hoi người bệnh có thể ho ra máu
Nguyên nhân gây ho mãn tính
Thỉnh thoảng ho là phản ứng có điều kiện của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích và dịch tiết ra khỏi phổi và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, ho kéo dài, ho ngứa cổ ho khan lâu ngày hay còn gọi là ho mãn tính trong nhiều tuần lại thường là kết quả của một vấn đề y tế khá nghiêm trọng. Và thường có nhiều hơn một nguyên nhân liên quan.
Các yếu tố dưới đây có thể đơn lẻ hoặc kết hợp, là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp ho mãn tính:
- Chảy dịch mũi sau: Khi mũi hoặc xoang tiết ra nhiều chất nhầy, có thể chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt phản xạ ho của bạn.
- Bệnh hen suyễn: Triệu chứng ho có thể đến và đi theo mùa, đường hô hấp trên bị nhiễm trùng và sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn tiếp xúc với không khí lạnh hoặc một số hóa chất, nước hoa. Trong một loại bệnh hen suyễn (bệnh hen suyễn dạng ho), ho là triệu chứng chính.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày chảy ngược vào ống nối dạ dày và thưc quản của bệnh nhân. Sự khó chịu kéo dài có thể dẫn đến ho mãn tính. Khi cơn ho xuất hiện lại làm trầm trọng thêm chứng trào ngược – một vòng luẩn quẩn.

- Nhiễm trùng: Kể cả khi các triệu chứng khác của viêm phổi, cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp biến mất thì ho vẫn kéo dài. Có thể do ho gà. Ho mãn tính cũng có thể xảy ra khi nhiễm nấm phổi, nhiễm trùng lao (TB) hoặc nhiễm trùng phổi với các sinh vật vi khuẩn không lao.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh này gây cản trở không khí từ phổi, bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Viêm phế quản mãn tính có thể gây ho kèm theo đờm có màu. Khí phế thũng làm hỏng các túi khí trong phế nang gây ra tình trạng khó thở. Hầu hết những người bị bệnh này là những người hút thuốc hiện tại hoặc trước đây.
- Thuốc huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển được kê đơn cho bệnh cao huyết áp và suy tim là nguyên nhân gây ho mãn tính ở một số người.
Một số nguyên nhân gây ho mãn tính ít phổ biến hơn bao gồm:
- Hít phải dị vật: các vật thể không may bị hít vào đường hô hấp không lấy ra được cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Giãn phế quản có thể do đường thở bị tổn thương, giãn nở
- Do viêm tiểu phế quản hay nói cách khác là các đường dẫn khí rất nhỏ của phổi bị viêm
- Trào ngược thanh quản – axit dạ dày trào lên cổ họng gây ho
- Xơ phổi vô căn do sẹo mãn tính ở phổi do không rõ nguyên nhân
Ho mãn tính kéo dài có thể khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi làm gián đoạn giấc ngủ, gây đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi đồng thời đi tiểu không kiểm soát được. Nặng hơn có thể bị gãy xương sườn và một số trường hợp ho nặng dẫn tới ngất. Vậy làm thế nào để chữa bệnh ho mãn tính, chữa ho mãn tính bằng cách nào?
Cách trị ho mãn tính. Ho mãn tính uống thuốc gì?
Trước đây mọi người thường cho rằng ho mãn tính chỉ xuất hiện ở người già khi sức đề kháng suy giảm. Nhưng gần đây, số ca bị ho mãn tính ở trẻ và người trường thành cũng tăng lên đáng kể. Vậy ho mãn tính có chữa được không và có mẹo chữa ho mãn tính nào không?
Ho mãn tính không còn là triệu chứng đơn giản nữa mà đã có diễn biến tệ đi dần thành chứng bệnh. Vì vậy, rất khó để điều trị ho mãn tính bằng các mẹo dân gian như chữa các loại ho thông thường. Để chữa bệnh ho mãn tính cần có sự can thiệp của các loại thuốc chữa ho mãn tính đặc trị.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài suốt 4 tuần chưa khỏi. Để xác định nguyên chính xác bạn nên đưa trẻ đi xét nghiệm. Các xét nghiệm phổ biến nhất để chuẩn bị cho trẻ bị ho mãn tính là chụp X-quang và xét nghiệm đo phế dung, nhưng bất kỳ kết hợp nào của xét nghiệm sau đây đều có thể được chỉ định.
- Kiểm tra hình ảnh: Chụp X-quang và chụp CT có thể được sử dụng để kiểm tra viêm phổi, một số bệnh phổi hoặc nhiễm trùng xoang.
- Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs): Một xét nghiệm chức năng phổi phổ biến như đo phế dung được sử dụng để chẩn đoán hen suyễn và đánh giá chức năng phổi.
- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Đôi khi được thực hiện để kiểm tra vi khuẩn trong chất nhầy bị ho.
Nội soi phế quản là một kỹ thuật nội soi hình ảnh bên trong đường thở bằng cách đưa một ống nội soi hình sợi có chứa camera. Đây kỹ thuật hình dung bên trong của đường hô hấp là dành cho mục đích chẩn đoán và điều trị.

Cách chữa ho mãn tính cho trẻ thường bị ảnh hưởng bởi việc xác định nguyên nhân bị bệnh. Thuốc kháng sinh thường là cách nhanh nhất để điều trị ho khan ngứa cổ mãn tính. Một số loại thuốc phổ biến có thể được sử dụng để điều trị và kiểm soát ho mãn tính bao gồm:
- Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng.
- Thuốc thông mũi để điều trị chảy nước mũi sau.
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
- Thuốc chẹn axit để điều trị trào ngược.
- Thuốc điều trị hen suyễn.
- Thuốc trị ho để trị ho ngứa cổ họng.
Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để chữa bệnh ho mãn tính
- Trẻ dưới ba tháng tuổi hoặc sinh non.
- Trẻ gặp khó khăn khi thở.
- Cơn ho kéo dài khiến trẻ không thở được.
- Ho nhiều đến mức nôn mửa lặp đi lặp lại.
- Khi ho kéo dài hơn ba tuần.
Cách chữa ho mãn tính ở người lớn
Chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn uống thuốc gì? Đều cần sử dụng đến thuốc chữa ho mãn tính. Một số dòng thuốc trị ho mãn tính như thuốc kháng histamine và thông mũi có thể khắc phục một số tình trạng dị ứng và chảy nước mũi sau.
Corticosteroid được dùng như một cách cách chữa ho viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản… tuy nhiên sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ như loãng xương, suy tuyến thượng thận…

Các thuốc thường được sử dụng để trị trào ngược dạ dày, thực quản bao gồm Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex)…
Người lớn bị ho nên uống thuốc gì? Ngoài các thuốc kể trên tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa của từng người các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm ho phù hợp và thông khí trong phổi nếu như chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ho để giảm sự khó chịu cho bệnh nhân.
Bạn có thể chữa ho viêm họng mãn tính bằng các loại thuốc ngậm trị đau họng, thuốc xịt trị ho mãn tính hoặc chữa viêm họng mãn tính bằng Đông Y.
>>> XEM THÊM:
Phytocine – sản phẩm hỗ trợ điều trị ho mãn tính
Hiện nay các dòng thuốc chữa ho mãn tính chủ yếu là chữa các triệu chứng. Cách trị ho mãn tính bằng thuốc tây y điều trị kháng viêm diệt virut, vi khuẩn trong giai đoạn đầu. Nhưng lại để lại nhiều di chứng nặng nề cho thận và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và giảm sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng kháng sinh có thể chữa khỏi trong một thời gian ngắn nhưng không giải quyết được tận gốc của vấn đề. Tại sao uống thuốc vào lại bị ho nhiều hơn? Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc làm cơn ho trầm trọng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vậy chữa ho mãn tính bằng cách nào để vừa an toàn vừa hiệu quả? Bị ho uống thuốc gì nhanh khỏi? Lương Y Ngô Trí Tuệ đã nghiên cứu suốt 50 năm với hàng ngàn bệnh nhân bị ho mãn tính và đưa ra liệu pháp chữa trị đi từ căn nguyên của vấn đề là sức đề kháng của hệ hô hấp. Nếu hệ hô hấp được bảo vệ, có khả năng miễn dịch tốt thì vi khuẩn, virut sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc.

Phytocine là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được điều chế từ các vị kháng sinh tự nhiên cực mạnh như Xuyên Tâm Liên, cây Thanh ngâm kết hợp với gừng gió và mật ong theo tỷ lệ vàng nên có tính kháng khuẩn phổ rộng cả gram (-) và gram (+).
Đồng thời có tác dụng chống viêm mạnh với cả virut và vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp như virut cúm A, cúm B, ho gà và vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn gây viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Phytocine giúp phục hồi và nâng cao hệ miễn dịch hô hấp cực kỳ tốt cho những người bị suy giảm miễn dịch hô hấp.

Vì vậy, có thể giúp những người bị ho mãn tính phòng chống các bệnh về hô hấp tái phát và bảo vệ đường hô hấp trước sự tấn công của tất cả các loại virut vi khuẩn gây bệnh bao gồm cả virut đang hoành hành hiện nay là CORONA.
Nếu bạn muốn các triệu chứng hết ngay thì có thể sử dụng kháng sinh, còn muốn chữa dứt điểm và an toàn, hạn chế tối đa tình trạng phát bệnh đồng thời bảo vệ sức khỏe lâu dài thì nên sử dụng Phytocine. Phytocine là cách trị ho kéo dài cho bé và người lớn.
Ngoài sản phẩm Phytocine thì Nhà thuốc Đức Thịnh Đường từ Công ty cổ phần Y Dược 3T – Thành viên của Tập đoàn 3T Đức Thịnh Group còn có nhiều sản phẩm hỗ trợ bạn để có sức khỏe toàn diện, không chỉ về các bệnh đường hô hấp như:
Hy vọng những chia sẽ trên đây về cách trị ho mãn tính đã phần nào giúp các bạn đang mắc phải tìm thấy cách chữa trị phù hợp với mình. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn thắc mắc gì về bệnh này đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ chuyên khoa hô hấp của chúng tôi theo số hotline: 087.904.8866. Bác sĩ sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tốt nhất cho các bạn 24/7. Chúc các bạn có hệ hô hấp khỏe mạnh!
Bài viết này có hữu ích không?
Mình bị ho mãn tính 4 năm rồi, chữa nhiều nơi mà không hiệu quả. Trái gió lại bị có cách nào chữa dứt điểm được không?
Để điều trị ho mãn tính bạn cần kiên trì. Sử dụng Phytocine sẽ không khỏi ngay trong 1-2 tuần mà cần điều trị lâu dài để hệ hô hấp của bạn từ từ hồi phục. Khi sức đề kháng được nâng cao thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ ít đi rất nhiều!
Em bé có dùng được thuốc này không???
Chào An Nhiên, Phytocine dùng được cho trẻ em trên 6 tuổi, bạn cung cấp thêm thông tin về tình trạng ho của bé để bác sỹ tư vấn liều lượng phù hợp nhé!
Bị mãn tính có khỏi hoàn toàn được không bác sĩ?
Thời gian và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của bạn. Bạn có thể nêu rõ hơn triệu chứng bệnh của mình để bác sỹ tư vấn!
Chào bác sĩ. Con tôi 31 tháng, hay bị ho dai dẳng, khi ho cảm giác như có đờm dính ở họng và cháu hay cố gắng ho để tống ra. Cháu không chảy nước mũi và chỉ hay bị ho vào ban đêm. Xin hỏi là bệnh gì ạ?
Chào bạn.
Ho không phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng của những bệnh như viêm VA mũi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản phổi, hen phế quản…
Bạn cần phải xác định đúng nguyên nhân của ho, sau đó điều trị theo nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể giải quyết được vấn đề ho của trẻ.
Đối với trường hợp của con bạn, nếu trẻ bị ho nhiều về đêm mà không chảy nước mũi cũng như không sốt, kèm theo khò khè, khó thở thì có thể con bạn đang bị hen phế quản. Bạn nên đưa bé đến cơ sở chuyên khoa nhi khám và điều trị sớm cho bé.
Chúc bé mau khỏi bệnh.