Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Ho khi mang thai là phản ứng bình thường và xảy ra bất cứ khi nào do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ. Thời kỳ này khiến cô ấy nhạy cảm hơn dù chỉ một chút với dị ứng, cảm cúm hoặc các vấn đề khác có thể gây ra tình trạng ho kéo dài vào ban đêm. Vậy cách chữa ho về đêm cho bà bầu và cách giảm ho cho bé về đêm hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn như thế nào? Cùng Phytocine đi tìm hiểu 5 cách chữa đơn giản các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng trị ho đêm tại nhà:
Mục lục
1. Bà bầu bị ho về đêm có ảnh hưởng gì đến các bé không?
Các mẹ bầu luôn lo lắng không biết bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì khi mình bị ho hay không? Có thể là có cũng có thể không bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của mẹ và nguyên nhân gây ra triệu chứng ho là gì?
1.1. Bà bầu hay ho về đêm trong trường hợp chỉ cảm lạnh thông thường
Nếu mẹ bầu chỉ bị cảm lạnh thông thường gây nên tình trạng ho khan về đêm thì bé sẽ không bị ảnh hưởng. Bởi nước ối đã bao bọc và bảo vệ con an toàn trước mọi rung động, tiếng ồn và áp lực khi ho của mẹ.

Tuy nhiên nếu mẹ bầu đang có tình trạng động thai, hay có triệu chứng sinh non thì việc hạn chế tăng áp lực cho ổ bụng đặc biệt là những cơn ho là điều cần tránh. Cơn ho kéo dài làm cơ bụng căng lên rất nhiều. Vì vậy, khi ho các mẹ nhớ dùng tay để đỡ bụng và vùng dưới bụng để hạn chế tối đa việc co thắt tử cung ảnh hưởng đến bé.
1.2. Bà bầu ho nhiều vì hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi
Trong trường hợp mẹ bị ho do mắc bệnh hen suyễn hay nhiễm trùng phổi… em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp. Nguy hiểm hơn là mẹ ho do nhiễm trùng, bé có thể bị sinh non, có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp ngay lập tức để có liệu pháp điều trị bệnh phù hợp và an toàn nhất, tránh các biến chứng không tốt đến thai nhi.

Ngoài ra, ho khi mang thai còn khiến các mẹ gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ho vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu hơn. Vì vậy, cần tìm ra cách chữa ho về đêm nhanh khỏi nhất để giúp các mẹ và bé dễ chịu, thoải mái hơn.
2. Cách chữa ho về đêm cho bà bầu
Bà bầu bị ho phải làm sao? Các mẹ bầu có thể ho nhiều vào ban đêm. Ho có thể xuất hiện từng cơn ở dạng ho có đờm hoặc ho khan. Đôi lúc ho liên tục kéo dài có thể khiến bà bầu khó thở về đêm. Để chữa cho bà bầu bị ho nhiều về đêm, mẹ bầu có thể dùng nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng các mẹ nên ưu tiên liệu pháp từ tự nhiên vừa an toàn vừa hiệu quả.
2.1. Mẹo trị ho cho bà bầu bằng lê hấp đường phèn
Đường phèn không chỉ là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp với vị ngọt thanh mà còn là vị thuốc có tính mát. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt và nhuận phế. Vì vậy mà đây là nguyên liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa ho dân gian.
Để có món ăn bổ dưỡng mà chữa bệnh ho về đêm cho các mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả lê tầm 200g và 50g đường phèn.

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu bằng lê:
- Rửa sạch lê, ngâm qua nước muối loãng. Rửa lại và để ráo nước, sau đó cắt bỏ phần chóp đầu cuống.
- Khoét lõi quả lê và bỏ phần hạt. Tiếp đó cho phần đường phèn đã chuẩn bị vào.
- Đem cả quả chưng cách thủy khoảng 15 phút đến lúc đường phèn tan ra và lê tiết ra các tinh chất thì tắt bếp.
- Uống nước bên trong và ăn cái, dùng mỗi ngày từ 1 – 2 quả, sau vài ngày tình trạng ho về đêm của các mẹ bầu sẽ giảm đi đáng kể.
Bà bầu bị ho 3 tháng đầu hoặc bà bầu bị ho 3 tháng giữa, cuối thai kỳ đều có thể áp dụng cách này. Vừa dễ thực hiện tại nhà vừa hiệu quả và an toàn cho bé.
2.2. Cách trị ho về đêm hiệu quả bằng cam nướng
Cam là loại trái cây ưa thích của rất nhiều mẹ bầu. Vậy nên trong tủ lạnh thường có sẵn. Nếu đêm mẹ bầu ho quá có thể thực hiện ngay mẹo trị ho ban đêm bằng cam nướng trị ho để giảm ho ngay lập tức. Nguyên liệu để làm mẹ nên chọn cam ta loại có quả ngọt (nên hạn chế dùng cam nhập khẩu hoặc cam Tàu nha vì không tốt bằng cam ta).

Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa, tháng cuối:
- Cam rửa sạch, ngâm muối 20 phút để diệt khuẩn, giảm bớt hóa chất (nếu có) bên ngoài vỏ cam.
- Nướng trực tiếp cam trên bếp lửa (hoặc bếp gas đun nhỏ) trong vòng 10 phút. Cần xoay liên tục để vỏ cam không bị cháy. Quả cam nướng còn nóng hổi rất dễ để bóc vỏ. Độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ
- Gọt vỏ cam nướng ra để riêng rồi ép lấy nước cho mẹ bầu uống. Mẹ có thể ăn cam nguyên múi nếu thích.
Cách thực hiện đơn giản này giúp trị chứng ho có đờm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Để trị ho đêm cho bé mẹ cũng có thể áp dụng cách này.
2.3. Chữa ho về đêm cho bà bầu bằng mật ong
Bài thuốc mật ong hấp lá hẹ không chỉ giúp mẹ giảm ho mà còn chữa viêm họng và khan tiếng hiệu quả:
- Mẹ chọn 5 nhánh hẹ tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái nhỏ và cho vào bát.
- Đổ mật ong nguyên chất vào ngập lá hẹ, trộn đều. Đem hỗn hợp hấp hoặc đun cách thủy đến khi lá hẹ nhừ.
- Để ấm rồi uống khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 thìa cà phê. Uống trong vòng 3 ngày các triệu chứng ho về đêm giảm dần.

Các bà bầu ho về đêm lưu ý không được nuốt ngay mà phải ngậm trong miệng ít nhất tầm 5 giây để nước trôi dần vào cuống họng.
2.4. Mẹo trị ho ban đêm bằng gừng
Vị cay ấm của gừng giúp giải cảm rất tốt, làm ấm bụng và dịu cơn ho về đêm cho bà bầu. Phối hợp với một số nguyên liệu khác như chanh, mật ong có tác dụng hỗ trợ trị ho hiệu quả và nhanh chóng. Cách làm cũng vô cùng đơn giản với những nguyên liệu có sẵn trong bếp của mẹ.
- Đầu tiên, mẹ bầu rửa sạch gừng, cạo vỏ rồi giã hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt.
- Sau đó, pha hỗn hợp với tỉ lệ 1 thìa cafe nước gừng -1 thìa cafe mật ong – 3 thìa cafe nước chanh.
- Tiếp đến mẹ trộn đều hỗn hợp với ½ ly nước ấm để uống dần trong ngày. Mỗi ngày 2-3 lần
Đây là một trong những cách chữa ho về đêm cho bà bầu dễ thực hiện nhất.
2.5. Mẹo chữa ho đêm bằng quất và mật ong
Để trị ho đêm cho bà bầu với quất, có lẽ các mẹ đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong. Cách trị ho cho bà bầu bằng mật ong như sau:
- Chọn 3-4 quả quất mọng nước, tươi ngon rửa sạch vỏ, bỏ hạt
- Thái lát mỏng vừa ăn rồi cho vào bát
- Đổ mật ong nguyên chất ngập phần quất, trộn đều
- Cho các nguyên liệu vào nồi hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút.

- Sau đó để nguội mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần uống từ 1-2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối sạch. Lưu ý không nuốt ngay mà ngậm trong miệng ít nhất 5 giây để quất trôi từ từ xuống cổ họng. Mẹo này giúp giảm viêm họng và giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.
XEM THÊM:
3. Cách làm giảm ho ban đêm cho bé
Thuốc kháng sinh có thể giúp các bé dứt cơn ho nhanh chóng nhưng dễ làm sức đề kháng tự nhiên của trẻ nhỏ suy giảm. Do đó, mẹ có thể áp dụng cách trị ho ban đêm cho trẻ bằng các phương pháp dân gian dưới đây:
3.1. Cho bé súc họng bằng nước muối, xông hơi
Nước muối sinh lý 0.9% có bán ở tất cả các tiệm thuốc tây. Hoặc các mẹ có thể tự pha nước muối loãng tại nhà để sát khuẩn họng từ 3-4 lần một ngày cho bé. Nên áp dụng hàng ngày đến khi bé không còn gặp phải các triệu chứng như ho, đau rát, ngứa họng,…
Nếu bé còn quá nhỏ không tự súc họng được mẹ có thể xông hơi bằng nước ấm cho bé. Hơi nước ở nhiệt độ cao có tác dụng làm ấm cơ thể đồng thời làm tan chất nhầy trong cổ họng. Từ đó giúp bé cảm thấy dễ chịu và giảm tức ngực do ho nhiều. Ngoài ra, hơi ấm của nước cũng giúp bé cảm thấy thoải mái, cơ thể bớt mệt mỏi do cảm cúm. Mẹ nên cho bé xông hơi tầm 15 phút trước khi ngủ để giúp con bớt ho vào ban đêm.
3.2. Mẹo trị ho đêm cho bé bằng nước chanh, gừng, mật ong
Chanh là trái cây giàu vitamin C kết hợp gừng có tác dụng chống oxy hoá, tăng cường sức đề kháng và mật ong kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Uống hỗn hợp này thay thế thuốc trị ho về đêm cho bé sẽ giúp làm ấm cơ thể và chữa được một số bệnh do thay đổi thời tiết như ho, sốt, cảm cúm…

Cách làm, tỷ lệ pha hỗn hợp như sau:
- Một nhánh gừng cạo vỏ giã nhỏ hoặc xay nhuyễn vắt lấy nước cốt
- 3 thìa mật ong nguyên chất
- Nửa trái chanh tươi
- 200ml nước sôi vào gừng, vắt chanh và cho mật ong vào khuấy đều.
Mẹ để hỗn hợp nguội bớt rồi cho bé uống. Mỗi ngày uống 3-4 lần ngay sau khi ăn. Mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cafe. Nên uống trước khi ngủ để chất nhầy gây ngứa trong cổ họng bé ra ngoài dễ dàng hơn và giảm bớt tình trạng ho về đêm của bé.
3.3. Cách chữa ho về đêm cho trẻ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá hay nhiều nơi còn gọi là rau dấp cá có tính mát, vị chua giúp tiêu độc, long đờm tốt. Ngoài ra, diếp cá cũng có tác dụng giảm sốt, lợi tiểu và thanh nhiệt cho bé. Đây là một trong những loại thảo dược dễ kiếm nên rất được các mẹ ưa chuộng để chữa ho đêm cho trẻ. Nhưng không nên dùng khi bé bị tiêu chảy. Cách chữa ho về đêm cho trẻ khi ngủ bằng diếp cá như sau:
- Rửa sạch 10-15 lá diếp cá tươi rồi giã nát.
- Thêm 300ml nước vo gạo vào khuấy đều.
- Chưng hoặc hấp cách thuỷ khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cất
- Mẹ nên cho bé uống hỗn hợp này khi còn ấm 2 lần mỗi ngày thì sẽ thấy được hiệu quả ngay.
3.4. Cách chữa ho về đêm cho bé bằng tinh dầu tràm và khuynh diệp
Đêm ho không ngủ được phải làm sao? Một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh ho về đêm ở trẻ là do cơ thể bé không được giữ ấm nên dễ bị nhiễm lạnh. Hệ miễn dịch của bé chưa cứng cáp, do đó dễ bị các vi khuẩn tấn công. Để bảo vệ sức khỏe cho bé, ba mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vào ban đêm.
Mẹ nên cho bé mặc áo ấm, đi tất và đắp mềm khi trời trở lạnh. Vào những ngày hè nếu bé ở trong phòng điều hòa nên chú ý đắp chăn cho trẻ, đêm ngủ trẻ thường đạp chăn ra rất nguy hiểm. Mẹ lưu ý khi bật điều hoà và quạt máy nhưng không được hướng trực tiếp và quay thẳng vào trẻ.

Dầu khuynh diệp có dùng được cho bà bầu? Dầu này không chỉ dùng được cho bà bầu mà còn dùng được cho các bé. Trước khi ngủ, mẹ cũng có thể thoa tinh dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm lên hai lá phổi, gan bàn chân và sau gáy của bé. Đây cũng là mẹo trị ho đêm cho trẻ hiệu quả.
3.5. Trị ho về đêm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm vì thế các mẹ không thể chủ quan tự chữa trị cho bé mà cần có sự tư vấn, điều trị từ các bác sỹ chuyên khoa nhi. Mẹ nên tập trung quan sát triệu chứng của trẻ để có những can thiệp kịp thời để điều trị dứt điểm cho trẻ.
4. Thuốc chữa ho ban đêm hiệu quả cho mẹ và bé
Sản phẩm nào có thể cách trị ho về đêm cho người lớn và trẻ em? Phytocine được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như xuyên tâm liên, cây thanh ngâm kết hợp với các nguyên liệu quen thuộc để chữa ho: gừng gió, tỏi, mật ong….Tạo ra viên uống Phytocine tinh chất chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản mãn tính….

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Các thành phần này hoàn toàn có thể sử dụng như bài thuốc ho cho bà bầu 3 tháng đầu và các bé trên 6 tuổi. Đảm bảo chữa trị an toàn mà vẫn hiệu quả chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng. Tình trạng ho nhiều về đêm và sáng sớm của mẹ bầu và các bé sẽ chấm dứt nhanh chóng và không quay trở lại nữa. Không chỉ vậy sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ và bé cũng được nâng cao, vi khuẩn, virut không có cơ hội tấn công để gây bệnh.
5. Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách chữa ho về đêm cho bà bầu và cho bé. Hy vọng bài chia sẻ hữu ích với các bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, giải đáp miễn phí 24/7. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Bài viết này có hữu ích không?
Bà bầu có nên nằm điều hòa khi bị ho không bác sỹ?
Chào bạn!
Khi bị ho thì bạn vẫn có thể nằm điều hòa, nhưng nên để nhiệt độ vừa phải không chênh lệch quá cao so với nhiệt độ bên ngoài nhé.
Phytocine có dùng được cho trẻ 5 tuổi không ạ?
Chào bạn!
Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang, nếu bé nhà bạn uống được viên nang thì có thể sử dụng được ạ.
tôi hay bị ngứa cổ họng ho về đêm. vậy cho tôi hỏi. Cách trị ho ngứa cổ họng và cách khắc phục ho về đêm thế nào cho hiệu quả
Chào bạn,
Có rất nhiều cách giảm ho ban đêm. Bạn có thể sử dụng những cách tôi đã gợi ý ở bài viết này và kết hợp sử dụng sản phẩm Phytocine để có kết quả tốt nhất và giảm ho nhanh nhất nhé