Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Ngải cứu trị ho như thế nào? Ngải cứu quá quen thuộc với người Việt, nó là một loại rau vừa là vị thuốc trong dân gian. Đem lại nhiều giá trị lợi ích chẳng hạn như giảm đau, chống viêm, chống lại stress oxy hóa. Do đó, ngải cứu được áp dụng để chữa ho và chữa viêm họng bằng ngải cứu như thế nào cho hiệu quả, đúng cách. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số thông tin về cách sử dụng ngải cứu để chữa viêm họng đúng cách.
Mục lục
1. Tác dụng của lá ngải cứu
Theo đông y ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Ngải cứu có tác dụng ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, lý huyết an thai. Dùng trong các trường hợp nôn ra huyết, ho đờm lẫn huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết, tăng cường sức khỏe sau sinh.
Theo Y học cổ truyền – Cổng thông tin điện tử Sở Y tế thành phố Hà Nội
Còn trong các nghiên cứu y học hiện đại, lá ngải cứu được xem là một loại thảo dược có nhiều thành phần có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao. Lá ngải cứu bao gồm các hoạt chất như Tricosanol, cineol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin và tinh dầu. Những thành phần này được cho là có tác dụng giảm các triệu chứng kích thích trong họng như sưng đau, ngứa rát, đồng thời cải thiện tình trạng ho hiệu quả. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, lá ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, đặc biệt là trong trường hợp viêm họng do cảm lạnh hay bị kích thích bởi môi trường khói bụi.

Ngoài ra, nó giúp giảm đau nhức xương khớp. Chất chống oxy hóa chamazulene có thể giảm stress, ngăn ngừa ung thư, tim mạch, bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu nhận định rằng ngải cứu giúp giảm tình trạng viêm niêm mạc của hệ tiêu hóa. Ví dụ tiêu chảy, mệt mỏi, đau quặn bụng và một số vấn đề tiêu hóa khác.
Các chế phẩm chiết xuất từ ngải cứu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ trà thảo mộc, cồn thuốc, thuốc mỡ, kem dưỡng da.
2. Bài thuốc sử dụng ngải cứu trị ho
Khi chúng ta bị viêm họng, tình trạng cổ họng luôn đau rát, ngứa họng kèm theo các cơn ho. Nhờ các lợi ích trên mà ngải cứu đem lại, chúng ta có 5 bài thuốc lá ngải cứu trị ho. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, các bạn có thể lưu lại và áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây:
2.1. Xông hơi
Xông lá ngải cứu có tác dụng gì? Đây là bài thuốc dùng ngải cứu trị ho khá đơn giản, không tốn nhiều công sức mà hiệu quả cao. Việc xông hơi tác động sâu vào bên trong mũi họng, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, cắt giàm cơn ho khan và có đờm. Đồng thời giảm tình trạng đau rát và ngứa họng nhờ các hơi nóng bốc lên, các thành phần đi sâu vào trong mũi, cổ họng. Tác động trực tiếp vào vùng vị trí đang bị viêm.
Chuẩn bị nguyên liêu:
- 15g ngải cứu
- 10g lá bưởi
- 10g khuynh điệp (lá bạch đàn)
- Muối hạt
Xông ngải cứu có tác dụng gì – Chữa viêm họng bằng cách xông ngải cứu
Cách làm:
- Nhặt bỏ sạch các lá úa và rễ ngải cứu, chỉ lấy phần lá và phần thân của thảo mộc này.
- Đem đi rửa sạch ngải cứu, lá bưởi, khuynh điệp. Ngâm tất cả nguyên liệu với muối hạt trong 15-20 phút, giúp loại bỏ chất bẩn, tạp chất.
- Sau khi, ngâm xong vớt ra ngoài rửa sạch với nước sạch và đem đi phơi trong chỗ mát cho héo hoặc có thể dùng tươi.
- Cho tất cả dược liệu trên vào cối giã nát. Sau đó chuẩn bị nồi để cho tất cả ngải cứu, lá bưởi, khuynh điệp đã giã cùng với 1 lít nước lọc.
- Đun dược liệu trong vong 15 phút.
- Dùng khăn lớn sạch hoặc mền trùm kín mặt và nồi thuốc.
- Thực hiện xông như vậy trong vòng 30 phút hoặc cho đến khi hết hơi nóng thì dừng. Sau khi xông, phần nước có thể đem đi tắm rất tốt có tác dụng tẩy tế bào chết, mềm da, máu lưu thông. Làm dịu các cơn đau và chỗ sưng viêm, giảm stress căng thẳng và mệt mỏi.
Lưu ý: Nên để khoảng cách thích hợp giữa mặt và nồi tránh bỏng do hơi nóng.
2.2. Uống nước lá ngải cứu
Uống nước ngải cứu trị ho có được hay không? Nước lá ngải cứu vừa dễ dàng thực hiện vừa an toàn, không gây phản ứng phụ. Bài thuốc này làm sạch cổ họng, tống đờm ra ngoài giúp giảm ho, ngứa ngáy đau rát cổ. Ngoài ra, có tác dụng điều trị đau đầu, cảm cúm, giảm đau nhức các vấn đề xương khớp.

Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi, muối hạt.
Cách thực hiên:
- Rửa ngải cứu với nước sạch và cho ít muối hạt vào ngâm 15 phút. Cho sạch hết bụi bẩn và tạp chất, loại bỏ vi khuẩn sót lại trên bề mặt lá.
- Hết 15 phút rửa sơ qua với nước sạch và vớt ra cho ráo nước.
- Lá ngải cứu cho vào cối hoặc máy xay thêm ít muối hạt, rồi xay nhuyễn.
- Lấy vải mùng lọc lấy nước bỏ phần bã.
- Uống từ từ nước ngải cứu. Làm theo cách trên 1-2 lần/ngày.
Khuyên mọi người, nên thực hiện cách này đều đặn trong 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tình trạng viêm họng sẽ cải thiện.
2.3. Dùng lá ngải cứu phơi khô
Với cách này không chỉ giúp người bệnh không chỉ mũi được thông thoáng mà cổ họng cũng dịu nhẹ. Đồng thời hạ sốt và giải cảm cúm.
Dược liệu bao gồm: 40g ngải cứu (lấy cả thân và lá)
Hướng dẫn:
- Mang ngải cứu đi rửa sạch, rồi để ráo nước.
- Đem đi phơi chỗ thoáng mát cho khô, ngải cứu đã khô cho vào một chiếc chậu rồi đốt lá.
- Người bệnh hít khói của cây ngải cứu khô.
Nên thực hiện trị ho bằng ngải cứu khô 1 lần/ngày trong 2-5 ngày để thấy kết quả tốt.

2.4. Lá ngải cứu hấp trứng gà cách thủy
Ngải cứu hấp trứng gà có tác dụng gì? Bài thuốc sử dụng ngải cứu trị ho này phù hợp cho tất cả mọi đối tượng bị ho, sốt, đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi. Hơn nữa, còn bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh liên quan đường hô hấp.
Chuẩn bị: 20g lá ngải cứu, 1 quả trứng gà ta.
Cách làm món này như sau:
- Trứng gà, lá ngải cứu đem đi rửa sạch.
- Ngâm lá ngải cứu với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Thái nhỏ lá ngải cứu thành từng khúc vừa ăn.
- Đem trứng và ngải cứu chưng (hấp) cách thủy lửa nhỏ 45-60 phút.
- Ngải cứu và trứng gà chín có thể ăn. Nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nên thực hiện kiên trì đều đặn, ăn tuần 2-3 lần để thấy rõ kết quả.

2.5. Lá ngải cứu kết hợp bách bộ, cúc tần, cam thảo, tơ hồng vàng
Đây là bài thuốc kết hợp với các thảo dược quý làm dịu niêm mạc, nhuận phế, bổ phổi, làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe. Bên cạnh, việc chữa ho, còn phù hợp cho người bị viêm phế quản, nhiệt miệng, đau rát họng. Phù hợp mọi lứa tuổi.
Nguyên liệu:
- Bách bộ (dây ba mươi, củ dận trâu)
- Cúc tần, cam thảo
- Tơ hồng vàng
- Lá ngải cứu mỗi thứ 10g.
Cách làm:
- Mang hết tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên rửa sạch với nước.
- Ngâm các vị thuốc với nước muối loãng 15 phút.
- Cho tất cả vào nồi với 800ml nước sạch. Rồi đun sôi với lửa nhỏ cạn còn 400ml.
- Chỉ lấy nước uống, bỏ bã.
- Chia làm ngày 2 lần/ngày và uống khi còn nóng.
Để giảm ho và một số bệnh liên quan về hô hấp, nên dùng bài thuốc này trong vòng 5 ngày.
XEM THÊM:
Cách chữa ho lâu ngày ở người lớn tuổi
2.6. Hạ sốt bằng ngải cứu
Viêm họng có các triệu chứng điển hình như ho, sốt, đau họng,… Vì thế, để có thể sử dụng ngải cứu trị ho và điều trị viêm họng, bạn cần phải điều trị triệu chứng của nó. Bạn có thể hạ sốt bằng ngải cứu.
Cách làm rất đơn giản như sau:
- Bạn giã nát rau ngải cứu rồi đắp lên trán.
- Bạn đắp thế khoảng 40 phút rồi lau lại bằng nước ấm.
Việc làm này sẽ giúp cho bạn giảm sốt rõ rệt mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

2.7. Hơ ngải cứu chữa ho (cứu ngải)
Đây là một phương pháp sử dụng ngải cứu trị ho đem lại hiệu quả cao, không gây phản ứng phụ, phù hợp điều trị tại nhà. Không những khỏi ho, còn nâng cao sức khỏe thể trạng, tăng cường kháng bệnh.
Để thực hiện phương pháp này cần làm như sau:
- Phơi khô lá ngải cứu rồi giã nát
- Cuộn thành điếu ngải, đốt nóng châm vào các huyệt trên cơ thể bao gồm: cổ tay, khủy tay, dưới gay đốt sống lưng.
Đây là cách trị ho bằng lá ngải cứu ít người biết.
3. Uống Phytocine trị ho, viêm họng hiệu quả
Các bài thuốc sử dụng ngải cứu trị ho, viêm họng chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời. Sử dụng các loại thuốc Tây hay kháng sinh cũng có thể giúp cắt cơn ho nhanh nhưng rất dễ tái lại. Chính vì thế, để điều trị hiệu quả và tận gốc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang được nhiều người sử dụng dù thời gian lâu hơn.
Phytocine được chiêt xuất từ các thảo dược tự nhiên như xuyên tâm liên, cây thanh ngâm cùng tỏi, gừng gió và mật ong có tác dụng chữa viêm họng hiệu quả. Giúp điều trị các triệu chứng của viêm phế quản đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp bé nâng cao thể trạng và ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn quay trở lại tấn công. Ngoài ra, còn chữa lành các bệnh khác như cảm lạnh, sốt, viêm amidan…

Phytocine không phải thuốc kháng sinh nên không có tác dụng phụ trong thời gian điều trị lâu dài. Ngoài ra, sản phẩm phù hợp mọi lứa tuổi và được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành toàn quốc.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
4. Một số công dụng khác của ngải cứu
Ngải cứu được coi là thần dược trị ho và có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh việc dùng ngải cứu trị ho, ngải cứu còn có tác dụng đối với bệnh viêm xoang. Phương pháp nhang ngải cứu trị viêm xoang là một phương pháp chữa viêm xoang từ ngải cứu. Ngoài ra, ngải cứu còn có công dụng giảm đau các bệnh xương khớp, viêm xoang. Ví dụ các bạn có thể kết hợp ngải cứu với các nguyên liệu sau để chữa bệnh xương khớp và viêm xoang.
Ngải cứu và mật ong: Có công dụng điều trị gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống cổ. Lấy lá ngải cứu, rửa sạch với muối rồi giã nát. Lấy chiếc khăn sạch lọc lấy nước. Tiếp đó trộn với mật ong và uống, chia làm 2 lần/ngày sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm.

Chú ý: Các bạn có thể kết hợp thêm muối rang với ngải cứu. Vậy muối rang ngải cứu có tác dụng gì? Bài thuốc này để giảm đau các bệnh xương khớp, viêm khớp gối vai gáy. Giúp lưu thông giảm tê bì, nhức mỏi. Cách làm rất đơn giản chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu sao nóng cùng với muối. Rồi cho vào khăn sạch buộc túm chườm vào vị trí đau.
Ngoài ra, ngải cứu còn có khả năng chữa đau đầu. Bạn có thể hơ ngải cứu chữa đau đầu. Bạn rang nóng lá ngải cứu, sau đó cuộn thành từng bó nhỏ hơ trên giữa trán và lông mày. Việc hơ trên trán sẽ thực hiện 6-7 lần thì tình trạng giảm đau đầu sẽ giảm rõ rệt.
Nhiều người còn uống ngải cứu và nghệ. Ngải cứu trừ hàn làm ấm khí huyết, dùng để điều kinh, an thai. Nghệ có nhiều tác dụng như chống viêm loét dạ dày, co bóp, giải độc gan,… Tuy có nhiều công dụng nhưng bạn không được sử dụng tuỳ tiện. Bài thuốc này chỉ tốt khi đúng người đúng bệnh và có sự hướng dẫn của bác sĩ chỉ định.
5. Một số lưu ý khi dùng ngải cứu
Dù là thảo mộc tự nhiên, tuy nhiên thành phần hoạt chất thujonen dùng với số lượng lớn có thể gây tử vong mặc dù, liều lượng của nó chưa được xác định cụ thể. Ngoài ra, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn và co giật. Bên cạnh việc sử dụng ngải cứu trị ho, thì lá ngải cứu còn được sử dụng trong rất nhiều việc khác trong cuộc sống. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý điều sau:
Các đối tượng sau không nên dùng ngải cứu:
- Phụ nữ mang thai ăn ngải cứu có thể gây sảy thai.
- Những người bị động kinh, thujone trong ngải cứu gây kích thích não bộ và xảy ra các cơn co giật. Làm giảm hiệu quả các loại thuốc chống co giật như gabapentin, primidone.
- Mắc bệnh tim dùng lá ngải cứu, trong thời gian đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim warfarin. Gây chảy máu đường ruột.
- Các vấn đề về thận: Gây độc hại cho thận, tăng nguy cơ suy thận.
- Dị ứng với ngải cứu và các loài thực vật thuộc họ Cúc như cỏ phấn hương, cúc vạnh thọ.
Tóm lại, các bạn không nên dùng ngải cứu thường xuyên hơn một tháng. Vì đây được cho là thời gian dài hạn, tính an toàn lâu dài và các tác dụng phụ vẫn chưa rõ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản cách dùng ngải cứu trị ho. Hy vọng qua bài viết, các bạn có tham khảo cách chữa phù hợp cho bản thân. Để biết thêm chi tiết thông tin sản phẩm và tư vấn sức khỏe vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ hottline 087.904.8866 các bác sỹ, chuyên khoa hô hấp tư vấn miễn phí cho bạn!
Bài viết này có hữu ích không?
Rau ngải cứu và tần ô không phải là 1 à
Chào bạn,
Có rất nhiều người nhầm rau ngải cứu là tần ô do nó khá giống nhau về hình thái. Tuy nhiên 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau về công dụng cũng như cách sử dụng.
Cho tôi thêm thông tin về Phytocine nhé
Chào bạn,
Bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để các chuyên gia có thể liên hệ và hỗ trợ bạn tốt hơn nha!
Còn cách nào chữa viêm họng đơn giản hơn không
Chào bạn,
Bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để các chuyên gia có thể liên hệ và hỗ trợ bạn tốt hơn nha!