Trong vòng cuối tháng 11 và đầu tháng 12 số ca mắc Covid-19 ở các nước khu vực Đông Nam Á và thế giới tăng vọt hết sức nhanh chóng. Thậm chí nhiều nước còn áp dụng các biện pháp phòng ngừa trở lại. Vậy làn sóng Covid-19 mới này có đáng lo hay không? Cùng nghe nhận định từ các chuyên gia nhé!
Một đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đang lan rộng ở các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. Theo các chuyên gia, tuy số ca Covid-19 ở mức tương đối cao nhưng cũng chưa nghiêm trọng bằng cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán dịch sẽ hạ nhiệt khi các nước bước vào kỳ nghỉ. Tuy nhiên, các đối tượng có sức đề kháng kém như: trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền cần hết sức thận trọng!
Cũng theo các chuyên gia, làn sóng Covid-19 lần này sẽ ảnh hưởng tới kỳ nghỉ lễ tại một số quốc gia. Giới chức y tế thế giới đang dành sự quan tâm và theo dõi đặc biệt sát sao với 1 chủng virus mới gọi là virus BA.2.86 – tên gọi khác là Pirola có nhánh phụ là JN 1. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã tuyên bố đây là 1 biến chủng cần phải được theo dõi vì có số lượng đột biến lớn!
1. Tình hình Covid-19 tại các nước trên thế giới
Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore, Indonesia, Malaysia là những nước ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao. Indonesia thậm chí đã tiến hành lắp đặt lại các máy quét thân nhiệt tại sân bay quốc tế chính của Jakarta và bến phà Batam để sàng lọc khách du lịch có nguy cơ mắc bệnh để xét nghiệm thêm. Chính quyền Singapore cũng thông báo, kêu gọi mọi người đeo khẩu trang tại nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và người có triệu chứng bệnh hô hấp như: ho, viêm họng, viêm phế quản… nên ở nhà.
Tại Anh và Mỹ, biến chủng JN.1 khiến cho số ca mắc Covid-19 tăng cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 tăng 25% trong trung tuần tháng 12. Tỷ lệ nhập viện tăng hơn 17%, số lượt thăm khám khẩn cấp do Covid-19 tăng 4%, kết quả xét nghiệm dương tính cao hơn 0,9%.
“Covid-19 bắt đầu trở lại sau khi ổn định một thời gian. Số ca bệnh đường hô hấp nói chung sẽ gia tăng trong những ngày nghỉ lễ, vì cúm và virus hợp bào hô hấp cũng hoạt động mạnh”
Theo Mandy Cohen – giám đốc CDC nhận định
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong tháng 9 và tháng 10 năm nay đã có tới hơn 11 triệu ca mắc Covid-19. Vì thế người dân không chủ quan với căn bệnh tưởng chừng đã quen thuộc này dù đã tiêm vắc xin đầy đủ.
2. Các chuyên gia đánh giá thế nào về tình hình Covid-19 hiện nay?
Theo ông William Rainger – trưởng nhóm lâm sàng tại Cơ quan Y tế Công cộng Auckland nhận định: tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 toàn cầu tăng kể từ tháng 10, cao hơn so với đỉnh dịch vào tháng 4, song vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Số ca nhiễm tăng trong khoảng một tháng qua, vẫn ở mức “tương đối cao” so với năm 2022. Tính đến ngày 3/12, tỷ lệ nhập viện cao nhất là ở khu vực Thái Bình Dương và Maori, đa số là người trên 65 tuổi và người nghèo.
Theo giáo sư toán học Michael Plank, Đại học Canterbury: Nguyên nhân khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao có thể là mùa tiệc tùng và lễ hội cuối năm khiến ca nhiễm tăng chóng mặt. Khi thế giới bước vào kỳ nghỉ, con số sẽ giảm xuống.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ: JN.1 là biến chủng có nhiều đột biến ở vùng protein gai, vốn được virus sử dụng để xâm nhập tế bào; phát triển liên tục, cho thấy khả năng lây truyền và trốn tránh hệ miễn dịch của nó. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy JN.1 gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn những phiên bản trước đó.
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết việc người dân cảm thấy lo lắng về đợt bùng phát Covid-19 mới “không phải điều xấu”. Tâm lý này giúp cộng đồng đề phòng với một mầm bệnh đã dần trở nên quen thuộc. Vì 60% dân số đã tiêm chủng đầy đủ, ông “khá lạc quan” cho rằng mọi người có khả năng miễn dịch tốt. Tuy nhiên ông cho rằng nếu người dân chủ quan, mất cảnh giác sẽ gây ra tác động xấu.
“Nếu chúng ta không tiếp tục tiêm chủng và đợt đến năm sau, con số 60% sẽ giảm xuống còn 20%. Khi làn sóng khác ập đến ở thời điểm đó, ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều, đặc biệt là với người cao tuổi”
Ông Ong Ye Kung nói.
3. Phòng ngừa Covid-19 như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để bảo vệ cho bản thân và gia đình, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đeo khẩu trang đầy đủ khi tới nơi công cộng, nơi đông người, cơ sở y tế
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc
- Người cao tuổi, trẻ em hạn chế đi ra ngoài tới khu vực đông người hay đi tập thể dục sáng sớm
- Nâng cao sức khoẻ của bản thân bằng cách duy trì tập thể dục đều đặn, bổ sung hoa quả giàu vitamin vào chế độ ăn hàng ngày
- Người có bệnh lý nền nên tới cơ sở y tế tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp phòng tránh phù hợp
Xuyên tâm liên được Bộ Y tế chính thức cho phép sử dụng để điều trị Covid-19 – VTC16:
Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể 1 cách tự nhiên, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Phytocine. Phytocine là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được điều chế từ 5 loại kháng sinh tự nhiên mạnh: Xuyên tâm liên, Cao thanh ngâm, Gừng gió, Tỏi, Mật ong có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt Xuyên tâm liên có trong Phytocine có tác dụng chống Covid-19 rất tốt đã được truyền hình đưa tin.
Các bạn quan tâm có thể xem chi tiết tại đây về sản phẩm Phytocine – Kháng sinh tự nhiên.
Theo VnExpress
Tin liên quan:
Bài viết này có hữu ích không?