Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Thuốc viêm họng cho bà bầu nào hiệu quả và an toàn không ảnh hưởng tới thai nhi? Viêm họng là tình trạng rất phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ ai kể cả phụ nữ đang mang thai. Có rất nhiều cách chữa viêm họng. Tuy nhiên đối với bà bầu cần phải lựa chọn cách chữa trị kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc và cách chữa viêm họng có thể dùng cho bà bầu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng là gì?
Dùng thuốc trong quá trình mang thai là điều cần tránh. Vì thế để xác định được chính xác nên dùng thuốc viêm họng cho bà bầu nào và có thể áp dụng các biện pháp nào để trị viêm họng cần nắm rõ nguyên nhân gây nên triệu chứng viêm họng là gì. Đối với phụ nữ mang thai, các nguyên nhân dưới đây có thể gây ra tình trạng viêm họng:
- Cơ thể không kịp thích nghi khi thời tiết thay đổi bất thường.
- Niêm mạc họng bị tổn thương do hay ăn mặn.
- Hệ miễn dịch suy giảm trong quá trình mang thai khiến bà bầu dễ mắc bệnh hơn.
- Rối loạn nội tiết tố cũng khiến bà bầu nhạy cảm hơn với dị ứng, cảm cúm…
- Trào ngược axit.
- Dị ứng với khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Ngồi trước quạt, điều hoà nhiều do cảm giác nóng bức khi mang thai.
Tình trạng viêm họng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Bà bầu bị viêm họng có cho uống thuốc được không?
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt không tuỳ ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho, viêm họng kéo dài và nghiêm trọng thì bà bầu nên khám bác sĩ để có thể sử dụng thuốc theo chỉ định.
Các loại thuốc viêm họng cho bà bầu có thể sử dụng như sau:
- Thuốc siro ho hoặc thuốc kháng histamine: Thường sử dụng khi tình trạng ho khan kéo dài gây đau bụng, căng cơ bụng, các cơn co thắt lặp đi lặp lại.
- Thuốc long đờm như: bromhexin, acetylcystein, ambroxol…: Thường sử dụng khi ho có đờm giúp đào thải chất đờm ra khỏi phổi và đường hô hấp. Tuy nhiên nếu bị hen suyễn, cơ thể suy nhược hay dị ứng với thành phần của thuốc thì không được sử dụng.
- Viên ngậm như: lysopaine, mekotricin, benzocain, papain…: Thường sử dụng cho giai đoạn đầu.
- Thuốc Paracetamol: Thường sử dụng nếu bị viêm họng do virus mà không cần dùng kháng sinh; nhằm giảm các triệu chứng ho, đau họng, sốt… Tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm aspirin.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn và bác sĩ sẽ kê thuốc theo nguyên nhân gây bệnh và tiền sử. Điển hình là viêm họng hạt rất phổ biến do vi khuẩn gây nên có triệu chứng đau họng, sốt cao, mặt sau cổ họng có lớp phủ trắng hoặc đốm trắng.
Trong các loại thuốc viêm họng cho bà bầu, chỉ được sử dụng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ và cũng chỉ sử dụng theo liều lượng đã kê. Rất nhiều loại thuốc kháng sinh bị cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì thế bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng loại thuốc này! Đối với các loại thuốc khác, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết tác dụng phụ đối với bản thân và liều dùng phù hợp!
3. Thuốc viêm họng cho bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Dùng thuốc trong quá trình mang thai là điều mà mọi người đều muốn tránh. Có nhiều loại thuốc nếu sử dụng trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng cho thai nhi kể cả thuốc viêm họng cho bà bầu. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để điều trị cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi, nhất là khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu nặng hơn.
Mức độ ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của thai và độ mạnh cũng như liều lượng thuốc sử dụng. Chính vì thế, bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng bất kỳ 1 loại thuốc nào và không sử dụng tuỳ ý.
Đối với bệnh thường gặp như viêm họng, dù sử dụng bất kỳ loại thuốc viêm họng cho bà bầu nào được liệt kê ở trên, cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé! Vì bác sĩ sẽ xem xét kỹ càng cả về tình trạng sức khoẻ, tiền sử bệnh, mức độ phát triển của thai nhi, độ nặng nhẹ của bệnh trước khi chỉ định sử dụng thuốc!
4. Lưu ý cho bà bầu cần biết khi bị viêm họng
Đối với bệnh viêm họng nói riêng và các bệnh đường hô hấp trên nói chung, bà bầu cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ.
- Có thể sử dụng viên ngậm nhưng không có thành phần thuốc.
- Có thể sử dụng đồ uống có chanh và mật ong để điều trị.
- Đều đặn xịt và rửa mũi bằng nước muối.
- Có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau trong thời gian ngắn.
- Không dùng các loại thuốc ức chế ho như pholcodine hoặc codeine…
- Không dùng các loại thuốc thông mũi vì sẽ ảnh hưởng tới lượng máu qua nhau thai.
- Đi khám bác sĩ khi thấy triệu chứng ho bắt đầu kéo dài, dai dẳng để có thể sử dụng các biện pháp không dùng thuốc kịp thời.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa: Làm giảm vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi…
- Không ăn các đồ ăn lạnh.
- Không tắm nước lạnh vào buổi tối.
- Không ăn thức ăn cay nóng.
- Tránh các khu vực ô nhiễm khói bụi, khói thuốc lá.
5. Cách chữa viêm họng dân gian cho bà bầu tại nhà thay cho thuốc
Thay vì dùng các loại thuốc viêm họng cho bà bầu, có những cách trị viêm họng tại nhà đơn giản mà bà bầu có thể áp dụng như sau:
5.1. Súc miệng bằng nước muối
Muối là chất diệt khuẩn vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm giảm nhanh các cơn đau rát họng, ngứa họng do viêm họng.
- Lấy một cốc nước ấm, bỏ vào khoảng 1 thìa muối rồi khuấy đều.
- Súc họng đều đặn mỗi ngày 4-5 lần, nhất là sau khi mới ngủ dậy để mang lại hiệu quả tốt nhất.
5.2. Sử dụng viên ngậm trị viêm họng cho bà bầu
Ho càng nhiều thì vòm họng càng bị tổn thương và gây đau nhiều hơn. Vì vậy để giảm cơn đau họng tức thì thì cần giảm ho. Một số loại kẹo ngậm giảm ho chuyên dụng là sự lựa chọn phù hợp. Chúng không chỉ làm giảm ho, tiêu đờm mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch niêm mạc họng.
5.3. Dùng mật ong
Mật ong được coi là một loại kháng sinh tự nhiên an toàn và hiệu quả trong việc trị bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, đừng bỏ qua mật ong nếu muốn giảm nhanh các triệu chứng viêm họng cho bà bầu.
Để giảm đau họng tức thì, bà bầu có thể ngậm trực tiếp 1-2 thìa cà phê mật ong trong miệng và nuốt từ từ. Mật ong thẩm thấu vào niêm mạc họng, giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng. Hoặc dùng mật ong pha với nước ấm, thêm vài lát chanh cũng là cách điều trị viêm họng cho bà bầu rất hiệu nghiệm.
5.4. Uống trà gừng trị viêm họng
Gừng và mật ong đều là những bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho bà bầu an toàn. Gừng có vị cay, tính ấm và tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người bị viêm họng. Mỗi khi thấy cổ họng đau nhức thì uống một ít trà gừng là có thể làm giảm đau nhanh chóng.
Để làm trà gừng, chỉ cần lấy một khúc nhỏ rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng. Cho vài lát gừng vào nước nóng để một lúc. Khi nước còn ấm cho thêm 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống.
5.5. Ăn súp gà
Mẹ bầu bị viêm họng nên ăn súp gà. Nó không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, mà còn có công dụng chữa đau họng tức thì rất hiệu quả. Natri và một số acid amin có trong gà sẽ làm tan và đẩy dịch nhầy ra bên ngoài. Đồng thời súp gà cũng góp phần hạn chế sự tấn công của một số virus gây bệnh.
Một bát súp gà không chỉ giúp giảm nhanh cơn đau họng, mà còn bồi bổ sức khỏe rất tốt cho mẹ bầu, nhất là những ngày trời lạnh.
6. Phytocine – Hỗ trợ điều trị viêm họng an toàn cho bà bầu
Tuy vẫn có các loại thuốc viêm họng cho bà bầu, tuy nhiên đây là điều ai cũng muốn tránh. Vì thế, các cách chữa viêm họng từ dân gian hay các sản phẩm không phải là thuốc như thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nguồn gốc thiên nhiên được rất nhiều người sử dụng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm chăm sóc sức khỏe Phytocine.
Phytocine có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược 100%, gồm xuyên tâm liên, mật ong, tỏi, gừng gió, cao thanh ngâm. Các loại thảo dược này chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên cực mạnh, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp hiệu quả. Bà bầu bị viêm họng hoàn toàn có thể sử dụng được.
Sử dụng Phytocine giúp làm giảm các triệu chứng viêm họng, như giảm sưng đau rát họng, giảm ho, cắt cơn sốt… Giúp bà bầu nhanh chóng bình phục sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ưu điểm nổi bật của sản phẩm chăm sóc sức khỏe Phytocine là lành tính, không gây tác dụng phụ. Vì vậy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và cả thai nhi. Sản phẩm sử dụng được cho mẹ bầu từ 3 tháng trở lên.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các loại thuốc viêm họng cho bà bầu. Đây là băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị viêm họng trong thai kỳ. Hãy nhớ tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tuỳ ý mà không có chỉ định của bác sĩ. Hãy đi thăm khám sớm khi các triệu chứng có chiều hướng tăng dần để được tư vấn điều trị phù hợp! Nếu còn thắc mắc về bệnh viêm họng, mẹ bầu hãy để lại thông tin bên dưới hoặc gọi đến hotline 087 904 8866 để được giải đáp nhanh nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
mình bầu 5 tháng thì bị viêm họng, ho nhiều. đã đùng các mẹo gừng mật ong nhưng không đỡ. nhờ nhà thuốc tư vấn ạ
Chào chị. Chị để lại thông tin của mình vào form để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình nhé!
Em đang mang thai tháng thứ 5. Từ tháng thứ 2 đến giờ em thường xuyên bị ho và rát cổ họng. Bác sĩ kê đơn cho về uống mà không khỏi, đến nay tình trạng lại ngày càng nặng hơn.
Em hay bị ho, rát họng, đêm đến thì thở khò khè, nhiều lúc tức ngực, khó thở, khi nuốt có cảm giác vướng víu gì đó trong họng. Xin bác sĩ tư vấn làm sao chữa trị hết tình trạng rát họng kéo dài kèm theo ho và thở khò khè vào ban đêm giúp em. Em cám ơn!
Chào bạn. Theo như bạn miêu tả thì bạn có triệu chứng ho đau rát họng kèm thở khò khè về đêm trong thời kỳ mang thai.
Nguyên nhân của việc này có thể là viêm họng trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và bệnh hen thai kỳ. Nếu đã uống thuốc nhưng không khỏi, bạn nên đi tái khám ở khoa Tai Mũi Họng để xác định lại cũng như được tư vấn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. Chúc bạn có chu kỳ thai khoẻ mạnh!