Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Quá trình hít thở đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người. Để hô hấp bình thường phổi cần được khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi bị viêm phổi sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chúng ta. Vậy viêm phổi là gì? Người mắc bệnh có thể chữa trị dứt điểm được không? Cùng tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa viêm phổi được các bác sỹ chuyên khoa gợi ý sau.
Mục lục
Viêm phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Để biết được cách chữa viêm phổi tốt nhất thì ta cần phải hiểu viêm phổi là gì. Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.
Viêm phổi do vi khuẩn (nhiễm trùng phổi) gây ra là bệnh nhiễm trùng liên quan đến phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn vượt qua cơ chế bảo vệ của cơ thể, thông qua đường hô hấp, đường máu, vi khuẩn đã xâm nhập vào phổi. Trong nhiều trường hợp, viêm phổi vi khuẩn thường không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng cũng có một số bệnh nhân bị tử vong do viêm phổi vi khuẩn.
Một số vi khuẩn phổ biến gây ra viêm phổi vi khuẩn là Streptococcus, Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.
Đối với các trường hợp viêm phổi kéo dài trong suốt 6 tuần không dứt sẽ được chẩn đoán mắc viêm phổi mãn tính. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi mãn tính sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.
Các triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ em: Dấu hiệu bệnh phổi đầu tiên của người bệnh là bị nhiễm virus như: Cảm cúm hoặc cảm lạnh như viêm họng, sốt, đau đầu, đau cơ, chảy mũi, ngạt mũi, ho khan. Tuy nhiên, khi người bệnh nhiễm thêm cả vi khuẩn thì các triệu chứng đó sẽ nặng hơn và xuất hiện thêm một số triệu chứng lâm sàng của viêm phổi đi kèm như:
- Sốt cao 39 độ C trở lên có kèm rét run;
- Ho khạc, ngạt mũi, ớn lạnh;
- Đau ngực kiểu màng phổi (đau nông nhói, tăng khi hít sâu hoặc ho);
- Khó thở, đau tức ngực;
- Nôn ói;
- Bác sĩ nghe phổi người bệnh sẽ thấy ran nổ tại vùng phổi bị viêm, có thể có tiếng thổi ống hoặc cọ màng phổi.
Bệnh viêm phổi có lây được không và biến chứng của viêm phổi
Các chuyên gia đầu ngành đã khẳng định bệnh hoàn toàn có khả năng lây truyền. Như phần trên đã đề cập, hoạt động của các loại virus, vi khuẩn chính là tác nhân để bệnh lây lan với tốc độ nhanh hơn. Virus, vi khuẩn vốn tồn tại trong khoang miệng và tuyến nước bọt. Thông qua đường hô hấp, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể của những người khỏe mạnh bằng các con đường:
- Giao tiếp nói chuyện với người mắc bệnh là một trong những con đường lây bệnh viêm phổi;
- Người bệnh bị ho, hắt hơi;
- Ngoài ra, các tia bắn bắn ra từ người mắc bệnh khi bám vào các đồ vật sử dụng chung cũng khiến cho bệnh có cơ hội lây truyền cho người khác.
Tuy nhiên với những người có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh vẫn có khả năng chống lại sự lây nhiễm nhưng với sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền khác thì vi khuẩn, virus càng có điều kiện gây bệnh. Những điều kiện tạo cơ hội khiến căn bệnh lây lan nhanh:
- Người sống trong môi trường ẩm thấp, không khí bị ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người sống trong khu đông dân cư, nơi có nhiều người tụ tập.
- Người nằm viện cũng có nguy cơ lây bệnh viêm phổi do tiếp xúc với các nguồn lây khác trong bệnh viện.
Tình hình thực tế hiện nay, các đại dịch lớn trên thế giới như H5N1, SARS, gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã chứng minh được mức độ cấp tính của căn bệnh này. Chính vì tốc độ lây lan nhanh chóng như vậy, việc phòng ngừa căn bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Biến chứng viêm phổi: bệnh có thể phòng ngừa nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể chuyển sang bệnh viêm phổi cấp tính trong thời gian ngắn và để lại các biến chứng nguy hiểm như: áp xe tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi, suy hô hấp nặng, viêm màng ngoài tim.
>>> XEM THÊM:
Những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi
Những cách chữa viêm phổi hiện nay
Cách chữa viêm phổi bằng phương pháp Tây Y
Viêm phổi có tự khỏi được không? Hầu hết viêm phổi là do các loại vi khuẩn, virus gây ra nên không thể tự khỏi và cần được điều trị kịp thời. Bác sỹ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, chuẩn đoán mức bệnh ra sao từ đó đưa ra phác đồ điều trị viêm phổi ở người lớn phù hợp cho từng bệnh nhân.
- Viêm phổi do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Đối với trường hợp bệnh do nhiễm virus, dùng thuốc kháng sinh trị viêm phổi cũng không có tác dụng. Trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi, uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể, uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao trên 39 độ C.
- Viêm phổi do nấm có thể được điều trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.
Những loại thuốc điều trị viêm phổi ở người lớn như Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bất kỳ viêm phổi loại nào bạn cũng mất nhiều thời gian điều trị và phục hồi, do đó bạn cần nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Mẹo dân gian chữa viêm phổi tại nhà
Hạt mè kết hợp với mật ong
Hạt mè chứa protein cao giúp cải thiện sức khỏe tổng thể tăng sức đề kháng, tăng trưởng tế bào khỏe mạnh. Kết hợp với mật ong giúp long đờm cũng như làm sạch hô hấp.
Nguyên liệu:
- 1 thìa canh hạt mè;
- 1 muỗng mật ong;
- 1 cốc nước.
Cách chữa viêm phổi bằng hạt mè:
- Đun sôi tất cả hạt mè trong nồi;
- Sau khi đun sôi, đổ thêm thìa mật ong vào rồi uống hỗn hợp khi đang còn nóng. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách trị viêm phổi tại nhà với trà gừng
Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm có công dụng, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm , giảm ho, sốt, cảm lạnh chống lại những vi khuẩn gây bệnh, giúp hệ miễn dịch phát triển tốt.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng;
- 1 thìa cà phê mật ong;
- 1 quả chanh;
- 1 chén nước.
Cách làm:
- Xay gừng thành bột, cho vào chén nước rồi đun sôi;
- Sau khi đun sôi lọc lấy phần nước;
- Trộn nước gừng vừa lọc với nước cốt chanh;
- Đổ thìa mật ong vào hỗn hợp rồi khuấy đều uống.
Cách chữa viêm phổi bằng rau diếp cá
Rau diếp cá theo Y học cổ truyền có vị chua, tính mát, quy kinh phế, can. Rau diếp cá có tác dụng làm tiêu mủ, giảm sưng, giải độc, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm ho,… Bạn có thể áp dụng một số cách chữa viêm phổi với rau diếp cá như sau:
Nước ép rau diếp cá
Nguyên liệu:
- 30gram rau diếp cá tươi;
- 1/4 thìa cà phê muối hạt;
- Chuẩn bị nước ấm;
Cách làm: Cho diếp cá và muối vào xay thật nhuyễn. Thêm 100ml nước ấm rồi lọc nước cốt uống. Nên dùng mỗi ngày 1-2 cốc, sử dụng kiên trì trong 1 tuần để điều trị bệnh được hiệu quả.
Rau diếp cá và mật ong
Bạn dùng khoảng 50gram rau diếp cá tươi, nhặt sạch. Tiếp theo, cho vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt và pha với vài thìa mật ong. Khuấy đều hỗn hợp nước cốt diếp cá và mật ong lên để uống trực tiếp. Nên sử dụng kiên trì, uống liên tục 2 – 3 lần/ tuần để bệnh nhanh chóng khỏi.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Để phòng ngừa viêm phổi nặng, mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra bạn còn cần:
- Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc lá, bỏ thuốc lá…
- Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, từ bên ngoài trở về nhà. Nếu có thể bạn nên mang theo chai nước rửa tay khô để sát khuẩn khi cần
- Tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh truyền nhiễm
- Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe
- Viêm phổi nên ăn gì? Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học với những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng sữa.
Trên đây là một số phương pháp dân gian chúng tôi chia sẻ để mọi người tham khảo, đơn giản, chi phí rẻ dễ tìm kiếm giúp phòng và chữa tạm thời. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng cần kết hợp ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine được chiết xuất từ những cây thuốc nam trị viêm phổi như: gừng gió, xuyên tâm liên, tỏi, thanh ngâm cũng có công dụng vượt trội trong điều trị bệnh hô hấp, đem đến một giải pháp an toàn, hoàn toàn mới, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, rát họng hiệu quả nhằm phòng ngừa bệnh viêm phổi.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Phytocine không chỉ an toàn, lành tính mà còn góp phần lớn công sức vào công cuộc đẩy lùi thực trạng kháng thuốc nhức nhối hiện nay.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về cách chữa viêm phổi. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng viêm họng, ho, đau rát khó chịu, đừng ngần ngại, hãy để lại thông tin dưới đây, hoặc liên hệ hotline 087.904.8866 để được tư vấn nhé!
Bài viết này có hữu ích không?