Tháng 12/2019, dịch bệnh COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của người bệnh và lấy đi tính mạng của hàng triệu người trên toàn thế giới. Trong đa số các trường hợp nhiễm bệnh, COVID-19 tác động tương đối nhẹ đến hệ hô hấp. Nhưng những người cao tuổi, người có bệnh lý nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu là những đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng của dịch bệnh này và đe dọa tính mạng. Vậy COVID-19 ảnh hưởng đến hệ hô hấp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Dịch bệnh COVID-19 là gì?
COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm do Coronavirus gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid 19. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
Virus Corona gây bệnh COVID-19 như thế nào?
Là một bệnh do virus Corona gây ra nên Covid-19 có con đường lây truyền giống như những loại virus gây viêm hô hấp khác:
- Người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện mà không che miệng làm phát tán các giọt bắn vào không khí, lây lan virus sang người khác.
- Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người nhiễm bệnh khiến virus truyền từ người bị nhiễm bệnh sang.
- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có chứa giọt bắn nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Với tốc độ lan truyền chóng mặt từ người sang người của virus Corona, người dân cần được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh để phòng chống đại dịch.

COVID-19 ảnh hưởng đến hệ hô hấp như thế nào?
COVID-19 đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Đáng sợ hơn, người nhiễm Covid-19 thường có diễn biến thất thường và phức tạp. Ở giai đoạn đầu, bệnh diễn biến chậm và âm thầm, nhưng sau đó rất nhiều ca bệnh đột ngột diễn biến nặng, phải thở oxy, thở máy, hoặc hỗ trợ tuần hoàn hô hấp.
Theo các nghiên cứu về Coronavirus và những hiểu biết về SARS, MERS các nhà khoa học đã đưa ra một số giải thích về tác động của Virus Corona: Với hầu hết bệnh nhân, Coronavirus đều bắt đầu và kết thúc ở phổi, lý do là vì Coronavirus vốn dĩ chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm ở đường hô hấp do COVID-19 gây ra:
Viêm phổi cấp
Đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất. Phổi là môi trường trú ngụ và phát triển của Coronavirus. Theo giáo sư Matthew B.Frieman – Chuyên gia về virus của Đại học Maryland (Mỹ), Coronavirus tấn công vào phổi qua 3 giai đoạn như SARS:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh, virus xâm nhập vào phổi bằng cách vượt hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp. Rất nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 bị viêm phổi và đi kèm triệu chứng tức ngực, khó thở.
- Giai đoạn 2: Trước sự xâm nhập ồ ạt của virus, cơ thể tự vệ bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi. Các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả có thể kiểm soát được tình trạng viêm ở bộ phận nhiễm virus. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân miễn dịch quá mức, tế bào miễn dịch tấn công luôn cả tế bào lành sẽ khiến tình trạng của người bệnh càng thêm xấu đi.
- Giai đoạn 3: Tổn thương ở phổi tiếp tục lan rộng, dẫn đến suy hô hấp cấp tính, và tử vong. Dù có được cứu sống, người bệnh phải chịu những tổn thương nặng nề ở phổi và khó có thể hồi phục.
Suy hô hấp cấp tính
Biến chứng này xảy ra khi phổi của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng do virus tấn công mạnh, gây tích tụ dịch trong túi khí, cản trở oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng suy hô hấp và thậm chí là tử vong nếu bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời.
Việc điều trị suy hô hấp cấp tính hết sức khó khăn, bệnh nhân cần sự hỗ trợ của máy thở hoặc thậm chí phải tiến hành phẫu thuật mở khí quản để hỗ trợ hô hấp trong một số trường hợp.

Vì sao COVID-19 gây ra các bệnh ở hệ hô hấp?
Các triệu chứng ban đầu khi nhiễm Coronavirus tương tự bệnh cúm thông thường: sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn là tử vong trong thời gian ngắn. Theo WHO, dịch bệnh này tấn công phổi theo 3 giai đoạn:
- Đầu tiên: virus xâm nhập tế bào và hình thành nên ổ virus;
- Giai đoạn tiếp theo: virus gây rối loạn hệ miễn dịch;
- Giai đoạn cuối cùng: gây tổn thương phổi nặng nề.
Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều trải qua cả 3 giai đoạn nói trên. Thực tế chỉ có khoảng 25% bệnh nhân nhiễm bị suy hô hấp mức độ nặng, 82% trường hợp nhiễm COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Theo giáo sư Matthew B.Frieman, COVID-19 cũng tiến triển như SARS. Giai đoạn đầu nhiễm bệnh, virus tấn công dồn dập các tế bào phổi, chủ yếu là lớp màng nhầy. Lớp màng này giúp bảo vệ mô phổi khỏi các tác nhân gây bệnh và giữ ẩm cho cơ quan hô hấp. Coronavirus cũng giống virus SARS, chúng rất thích làm bong tróc và tiêu diệt lớp màng nhầy bảo vệ. Khi đó đường thở của người bệnh sẽ bị lấp đầy bởi chất bẩn hay virus.
Giáo sư Frieman cũng đưa ra giả thuyết rằng Coronavirus khiến nhiều người mắc COVID-19 bị viêm ở cả 2 lá phổi kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực. Tổn thương ở phổi có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu may mắn người bệnh không tử vong thì người bệnh vẫn có thể phải chịu tổn thương phổi vĩnh viễn và phải nhờ sự hỗ trợ của máy thở.
Cách phòng tránh dịch bệnh COVID-19
Ý thức của mỗi người góp phần giúp giảm thiểu khả năng lây lan của dịch bệnh Covid-19. Hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 bằng những cách sau:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi đi ở ngoài đường về. Thường xuyên sử dụng dung dịch xịt khuẩn tay có nồng độ cồn trên 60%.
- Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn họng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Tập thể dục nâng cao đề kháng.
- Ăn chín, uống sôi, ăn đủ chất để tăng cường sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi, cảm cúm. Nếu tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang.
- Đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở.
- Thực hiện khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm.

Dịch bệnh COVID để lại hậu quả nặng nề trên hệ hô hấp của người bệnh. Mọi người cần có ý thức chủ động phòng tránh lây lan dịch bệnh này và nâng cao sức đề kháng về hô hấp của cơ thể để tránh nhiễm bệnh.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh lý đường hô hấp, bạn có thể để lại thông tin trong form bên dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 087.904.8866 để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn một các chính xác nhất ngay nhé.
Bài viết này có hữu ích không?