Kháng sinh là gì? Lợi ích và nguy hại khi sử dụng

Đăng ngày: 19/03/2021 - Cập nhật: 14/02/2022

Trong Y học hiện đại ngày nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi và không thể thay thế trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh không thể được sử dụng bừa bãi, cần theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, chuyên gia. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn kháng sinh là gì, tác dụng của kháng sinh và cách sử dụng hiệu quả.

thuốc trụ sinh và kháng sinh
Lợi ích và nguy hại khi sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh là gì?

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu định nghĩa kháng sinh là gì? Thuốc kháng sinh là loại thuốc được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng chống lại các bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra. Kháng sinh là thuốc có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển và lây lan các loại vi khuẩn có hại (vi khuẩn gây bệnh như: nấm, xạ khuẩn,…). Thuốc trụ sinh là gì? Thuốc trụ sinh là tên gọi khác của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là những loại nào? Kháng sinh phổ rộng là gì? Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, có tác dụng trên 1 chủng vi khuẩn nhất định được gọi là kháng sinh phổ hẹp, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng.

>>> XEM THÊM: Kháng sinh con dao 2 lưỡi

Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh

Năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming trong quá trình nuôi cấy chứa vi khuẩn đã phát hiện ra hiện tượng nấm xuất hiện và phát triển thành các tảng nấm; xung quanh các tảng nấm những mảng vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Ông kết luận rằng nấm này đã tự tạo ra một chất giết chết các vi khuẩn.

Loại nấm này được đặt tên là penicillium notatum, còn chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn được đặt là kháng sinh penicillin. Tuy được phát hiện sớm nhưng mãi đến năm 1941, penicillin mới trở thành kháng sinh đầu tiên được sản xuất và bán trên thị trường. Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác.

Sau khi tìm ra được loại kháng sinh đầu tiên này, người ta đã nghiên cứu phương pháp sản xuất khang sinh penicillin. Phương pháp này vô cùng hiệu quả mang lại một bước tiến lớn cho nhân loại. Và tạo tiền đề để phát triển các loại kháng sinh khác.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều loại thuốc kháng sinh lần lượt được tạo ra và sử dụng rộng rãi. Đáng kể đến là tên các loại thuốc kháng sinh streptomycin, neomycin, erythromycin…

Kháng sinh là gì?
Alexander Fleming – Người nghiên cứu thành công thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới

Các nhóm kháng sinh phổ biến và tác dụng

Kháng sinh được dùng để ức chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, một vài vi khuẩn còn có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da…

Tư vấn khách hàng BẠN ĐANG GẶP CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH???

Hãy để lại thông tin để được Bác sĩ chuyên môn tư vấn liệu trình điều trị hiệu quả nhất

    Thuốc kháng sinh chống khuẩn

    Các nhóm kháng sinh diệt khuẩn phải kể đến như: kháng sinh nhóm Beta lactam, nhóm aminoglycosid, nhóm lincosamid,….

    Kháng sinh nhóm Beta lactam

    Điển hình là thuốc kháng sinh chống viêm nhóm Penicillin, kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm Carbapenem, nhóm Monobactam,… Kháng sinh nhóm Penicillin thường được sử dụng cho các bệnh lý như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm tai,…

    Kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim. Nhóm này cũng được sử dụng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tổn thương trên da có mủ hoặc không có mủ, bệnh lậu,… và sử dụng để phòng nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật.

    Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

    Bao gồm các loại kháng sinh như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,… Kháng sinh nhóm này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin được dùng để điều trị bệnh lao. Các kháng sinh còn lại được sử dụng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh,…

    Kháng sinh nhóm Lincosamid

    Clindamycin, Lincomycin thuộc nhóm kháng sinh nào? Hai kháng sinh này thuộc nhóm Lincosamid. Kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng ức chế tổng hợp protein, khiến protein của các vi sinh vật không thể hình thành hoặc phát triển, từ đo làm cho các vi sinh vật này không còn khả năng sinh sôi và phát triển. Kháng sinh nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, còn có tác dụng điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh liên quan đến đến viêm nhiễm phụ khoa ở nữ.

    Kháng sinh nhóm Macrolid

    Thuốc kháng sinh có tác dụng gì? Erythromycine và Spiramycin thuộc nhóm kháng sinh nào? Hai kháng sinh này là khang sinh được sử dụng nhiều trong nhóm Macrolid. Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiệu quả, vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này được dùng để điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng răng miệng, viêm họng, viêm xoang,…

    Ngoài ra, phân loại thuốc kháng sinh còn các lại khác như: kháng sinh nhóm Tetracyclin – chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon dùng cho nhiễm khuẩn nặng toàn thân,…..

    Kháng sinh là gì?
    Các nhóm kháng sinh phổ biến nhất hiện nay

    Thuốc kháng sinh chống nấm

    Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,…Các loại kháng sinh này có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum, … Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,…Ngoài ra còn có các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.

    Nguy hại khi sử dụng kháng sinh

    Kháng sinh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

    Thuốc kháng sinh thường gây nên tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa vì chúng cũng diệt các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, trong khu vực niêm mạc hầu, họng,… Tác dụng phụ hay gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, dị ứng, mẩn ngứa,…

    Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng còn có thể khiến sức đề kháng suy giảm, gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

    Kháng sinh là gì?
    Dị ứng da, mẩn ngứa là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc kháng sinh

    Hiện tượng kháng kháng sinh là gì?

    Hiện tượng kháng đa kháng sinh là thực trạng nhiều người lạm dụng kháng sinh. Việc tự ý sử dụng khiến cho vi khuẩn ngày càng mạnh mẽ và kháng lại thuốc kháng sinh. Khi này kháng sinh thông thường không còn tác dụng nữa mà phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn, làm cho bệnh nặng hơn, quá trình phục hồi sau điều trị cũng lâu hơn và chi phí điều trị cũng tăng lên.

    Nguy hiểm hơn là khi vi khuẩn kháng thuốc sẽ mạnh mẽ hơn và chủng vi khuẩn mới xuất hiện làm lây lan dịch bệnh nhanh chóng. Khi này nếu không có thuốc kháng sinh kịp thời thì người bệnh có nguy cơ tử vong là rất cao.

    Lưu ý khi sử dụng kháng sinh

    • Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế.
    • Uống kháng sinh đủ liều, không được tự ý thay đổi liều lượng, liệu trình sử dụng.
    • Cần chủ động có những biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin; luyện tập thể dục thể thao điều độ; vệ sinh cá nhân sạch sẽ,….
    • Nên tiêm phòng vacxin theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

    Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho câu hỏi kháng sinh là gì cũng như lợi ích và nguy hại khi sử dụng. Phytocine hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN




      6 bình luận về “Kháng sinh là gì? Lợi ích và nguy hại khi sử dụng

        • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

          Xin chào Kiên
          Cảm ơn bạn đã phản hồi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên hệ đến bạn sớm.

        • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

          Xin chào Hải
          Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ chúng tôi.Chúng tôi sẽ lên đơn và gửi đến bạn sớm

        • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

          Xin chào Hoàng Lan
          Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ chúng tôi. Chúc mẹ bạn mau chóng khoẻ.

      Block "lien-he-mobile" not found

      khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline