Khoa học nói gì về công dụng của tỏi đối với sức khỏe

Đăng ngày: 26/03/2021 - Cập nhật: 08/06/2022

Từ xa xưa, tỏi không những là một loại gia vị mà công dụng của tỏi còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hoạt chất chính của tỏi là chất Allicin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và góp phần làm nên tác dụng của tỏi.

Công dụng của tỏi
Công dụng của tỏi

Thành phần hóa học của tỏi: Trong tỏi có kháng sinh gì?

Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, công dụng của tỏi là giúp giải độc, sát khuẩn; chữa ho, đau họng, tiêu đờm, khí hư, tiểu tiện khó, tiêu nhọt,…

Trong tỏi có chất gì? Theo nghiên cứu, 100g tỏi có 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt,… Ngoài ra tỏi còn chứa hàm lượng cao germanium và selen. Hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,… Tác dụng cơ chủ yếu đến từ chất kháng sinh trong tỏi, allicin.

Vậy chất allicin trong tỏi có tác dụng gì? Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi sống được băm nhuyễn hoặc đập dập, enzyme trong tỏi được kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

Do đó, càng cắt nhỏ hoặc đập nát, hoạt tính allicin càng cao. Cũng theo nghiên cứu, allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.  Allicin trong tỏi có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol và xơ vữa động mạch,…

Ngoài ra, trong lá tỏi còn chứa rất nhiều vitamin C. Vì thế, công dụng của lá tỏi là kháng khuẩn, kháng sinh, bổ sung vitamin C cho

Kết quả nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi

Theo các nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh của tỏi về các bệnh mang quy mô thế giới như ung thư, tim mạch, vi khuẩn và nhiễm trùng nấm. Hoạt động đã được ủy nhiệm bởi cả các nhà sản xuất và các cơ quan y tế thực phẩm và dược phẩm quốc gia như Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.

Trong một bài báo: “Tầm quan trọng của tỏi trong y tế và phòng bệnh” được tìm thấy trên các Website cố vấn Khoa học, do Tahira Farooqui tóm tắt…”Tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh (allicin và ajoene), dầu dễ bay hơi, các enzyme (alinase, peroxidase và miracynase), carbohydrates (sucrose và glucose), khoáng sản (selenium), và các axit amin như cysteine, glutamine, isoleucine và methionine, có thể bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do qua trung gian.

Hơn nữa, bioflavonoids (quercetin và cyanidin, allistatin I và II allistatin) và vitamin (C, E và A) trong tỏi còn bảo vệ khỏi các tác nhân oxy hóa và các gốc tự do. Vì vậy, tỏi có rất nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe, có thể cùng kết hợp để phòng bệnh”.

(Nguồn: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/9781119155195.ch5)

công dụng của tỏi
Tỏi có chứa Allicin – chức năng giảm viêm và chống oxy hoá

Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida… Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Y trên tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư.

(Nguồn: https://www.nature.com/articles/bjc199382)

Theo các nhà khoa học trường Đại học Pennsylvania khả năng ngăn chặn khối u, ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hóa mạnh. Nó làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch.

Củ tỏi có tác dụng gì? Công dụng của tỏi tươi với một số nhóm bệnh

Nguồn kháng sinh dồi dào từ thiên nhiên

Từ xa xưa, người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đã biết công dụng của tỏi như một loại kháng sinh. Họ dùng tỏi để chữa một số bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm họng, cúm, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn…

Trong thời kỳ chiến tranh, khi chưa có thuốc kháng sinh, tỏi có công dụng chữa vết thương cho các binh sĩ tại chiến trường. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh công dụng tỏi diệt khuẩn.

Năm 1944, nhà hóa học Chester J.Cavallito ở Hoa Kỳ đã tìm ra trong tỏi chứa allicin có tác dụng kháng sinh. Tính kháng sinh này mạnh bằng ⅕ Penicilin và bằng 1/10 Tetracycline. Allicin có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn, sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc, siêu vi trùng.

Mặt khác, Allicin trong tỏi không chỉ tiêu diệt mà ngăn chặn sự tăng trưởng, sinh sôi của vi khuẩn. Từ đó có thể ngừa bệnh, nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình mau lành vết thương.

Công dụng của tỏi với bệnh cúm

Khi dịch cúm bùng phát ở thế kỷ trước, người dân thường sử dụng tỏi để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Người ta cũng dùng tỏi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Y học dân gian nhiều nước dùng tỏi để chữa cảm cúm bằng cách cắt nhỏ tỏi tươi và đắp vào bàn chân. Dịch cúm tại Nga Xô Viết năm 1965, trên 500 tấn tỏi được sử dụng để ngừa cúm.

Trước đó, từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa các bệnh như sổ mũi, ho lạnh. Theo ông đó là nhờ chất Allicin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, người bệnh thường bị hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm ho, long đờm, thở dễ dàng, nghẹt mũi.

Các bác sĩ Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bệnh hen suyễn và viêm phổi ở trẻ em. Bác sĩ Tariq Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố rằng tỏi sống và tỏi chế biến đều giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông cũng thực hiện mỗi ngày ăn 1 tép tỏi để ngăn ngừa cảm cúm.

Tỏi chữa cảm cúm, công dụng của tỏi
Tác dụng của tỏi tươi giúp ngăn ngừa bệnh cúm

Lợi ích của tỏi giúp hạ cholesterol

Các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là người dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bệnh tim. Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi dùng bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã giảm xuống. Năm 1990, bác sĩ F.H. Mader ở Đức đã nghiên cứu và cho hay, mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%.

Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ A.K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu.

Với tác dụng hạ cholesterol trong máu, tỏi tươi có thể ngăn ngừa một số bệnh tim, xơ vữa động mạch.

Tỏi giúp hạ huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước đây. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve đã tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt, co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Đức cũng đưa ra kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov đã thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie về tỏi. Ông cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

>>> XEM THÊM:

Cách chữa viêm họng bằng tỏi dễ làm mà hiệu quả

Cách làm kháng sinh tự nhiên tại nhà trị ho và đau họng

Điều trị Viêm đường hô hấp trên bằng thảo dược TỰ NHIÊN

Cách sử dụng tỏi và những lưu ý khi sử dụng

Những điều trên đã chứng tỏ công dụng của tỏi là một vị thuốc có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, chúng ta phải ăn tỏi sao cho hợp lý và phát huy được hết công dụng của tỏi.

Cách sử dụng tỏi hợp lý

Từ xa xưa, tỏi đã là một gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chính vì thế, việc ăn tỏi sống đã trở thành một việc khá phổ biến. Không chỉ thế, việc ăn tỏi sống còn giúp hỗ trợ tăng cường sức khoẻ. Đối với tỏi ăn sống, chúng ta phải băm nhuyễn tỏi, để ngoài không khí 10-15 phút rồi mới sử dụng.

Ngoài cách ăn sống, nhiều người còn dùng tỏi ngâm rượu. Công dụng của tỏi sống ngâm rượu là hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, xương khớp,….

Theo một số kinh nghiệm dân gian, người ta dùng bài thuốc tỏi đun sôi. Uống nước tỏi đun sôi có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư dạ dày hiệu quả. Đun 100g chè xanh tươi với 500ml nước sôi, sau đó cho thêm 50g tỏi tươi vào đun tiếp.

Công dụng của tỏi sống đối với sức khoẻ vô cùng lớn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì tỏi cũng đem đến những tác hại, tác dụng phụ của tỏi khác

công dụng của tỏi
Ăn nhiều tỏi có tác dụng gì? – Không nên ăn quá nhiều tỏi mà nên ăn đúng cách

Những lưu ý khi sử dụng tỏi

Bạn không nên sử dụng tỏi khi đang đói vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Điều này sẽ tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn tỏi với các loại thịt như thịt gà, thịt chó,…. Đặc biệt, bà bầu cần đặc biệt chú ý khi dùng tỏi vì tỏi có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

Phytocine – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ tỏi tốt cho hệ hô hấp

Với công dụng đã và đang được nghiên cứu, tỏi được sử dụng như chất dinh dưỡng, một loại gia vị thực phẩm. Tỏi còn tăng cường đề kháng hệ hô hấp ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp rất tốt.

Phytocine là sự kết hợp hoàn hảo giữa tỏi và các thành phần lành tính khác như mật ong và xuyên tâm liên. Phytocine hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường hô hấp, giúp giảm ho, long đờm, viêm phế quản,…Sản phẩm Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Phù hợp với đa dạng đối tượng gồm người gặp các triệu chứng ho cấp hay mãn tính, người cảm cúm, viêm họng,..

công dụng của tỏi
Phytocine – Chiết xuất từ các loại kháng sinh tự nhiên như xuyên tâm liên, tỏi, mật ong, thanh ngâm, gừng gió

Trên đây là một vài công dụng của tỏi với sức khỏe tổng thể nói chung và với đường hô hấp nói riêng đã được khoa học chứng minh và thừa nhận. Nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt, hạn chế được nhiều bệnh nguy hiểm, nhớ sử dụng tỏi thường xuyên nhé.

Còn gì thắc mắc hay cần được tư vấn về các bệnh lý đường hô hấp, hãy liên hệ ngay hotline hoặc để lại thông tin bên dưới để các chuyên gia gọi lại giải đáp miễn phí nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

2 bình luận về “Khoa học nói gì về công dụng của tỏi đối với sức khỏe

    • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

      Chào bạn!
      Hiện tại, công ty cung cấp sản phẩm phytocine giúp hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Để được tư vấn chi tiết hơn bạn để lại thông tin số điện thoại và tình trạng bệnh lý để được chuyên gia hỗ trợ tốt nhất nhé.

Block "lien-he-mobile" not found

khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline