Tham vấn y khoa: Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập viên: Nguyễn Thị Giang
Tác dụng của gừng gió bạn có biết là gì không? Cây gừng gió còn được gọi là riềng gió, gừng giêng, ngải xanh.. đã được ông cha ta sử dụng trong những bài thuốc Đông y được đúc kết và lưu truyền cho đến ngày nay. Tác dụng của gừng gió phải kể đến như chữa cảm lạnh, cảm mạo, bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh xương khớp, trị xơ gan, bệnh viêm gan, bệnh xơ gan cổ trướng… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Cây gừng gió là cây gì?
Gừng gió là 1 loại kháng sinh tự nhiên còn có tên khác là cây riềng gió, ngải xanh, cây mai gan riềng dại, cây riềng dại, gừng giềng, cây gừng rừng. Tên khoa học của gừng gió là Zingiber zerumbet sm. Cây gừng gió thuộc họ gừng, zingiberaceae. Đây là cây thuốc từ lâu đời, có mặt trong các bài thuốc dân tộc cũng như trên thế giới.
Cây gừng gió là một loại cây thuốc quý cao khoảng từ 1 – 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Hoa gừng gió đỏ hồng, mọc thành hình búp măng. Khi còn non, củ riềng gió màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc, trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu. Gừng gió mọc phổ biến ở nước ta từ Bắc tới Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.
Bắc Kạn là nơi trồng gừng gió và sản sinh ra những củ gừng rừng có hàm lượng tinh dầu, hoạt chất cao, thích hợp làm nguyên liệu trong dược phẩm. Hình dáng của cây gừng gió tương đối giống với một số cây họ nhà gừng khác nên rất dễ nhầm lẫn, dưới đây là hình ảnh thật cây gừng gió để bạn tham khảo, tránh nhầm lẫn với cây họ gừng khác.
2. Tác dụng gừng gió
Gừng gió là 1 loại kháng sinh tự nhiên bên cạnh các loại cây khác như: xuyên tâm liên, tỏi, mật ong…Theo Y học hiện đại, cây gừng gió có tác dụng sau:
- Chống viêm, kháng khuẩn, chống vi khuẩn (trong tinh dầu Monoterpenes)
- Chống viêm, giảm đau (trong Arylbutanoids)
- Chống oxy hóa, chống vi khuẩn (trong dẫn xuất Curcuminoid)
- Ngăn chặn các gốc tự do sinh ra do protein ở thời kỳ tiền nhiễm và ngăn chặn sự phát triển đột biến của tế bào ung thư (có trong Zerumbone)
Hợp chất có hoạt tính sinh học chính của riềng gió là Zerumbone – đây là hoạt chất có tính phòng ngừa và chữa bệnh ung thư mạnh trên 10 loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư gan và ung thư vú. Vì vậy, gần 20 năm trở lại đây, Zerumbone nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học của Nhật Bản và Mỹ.
Theo Đông y, gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết nên trị được chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào…
Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
Một số tác dụng của gừng gió điển hình có thể kể tới như:
2.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tác dụng của gừng gió giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ bạn chống lại cảm lạnh và cảm cúm trong mùa đông. Ngoài ra, gừng gió rất giàu kẽm, crôm, magiê, kích thích sự lưu thông máu, khiến cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt sự ra mồ hôi quá nhiều và sốt.
- Uống một cốc trà chanh gừng gió hàng ngày sẽ bảo vệ hệ miễn dịch và sức khỏe của bạn.
2.2. Điều trị các vấn đề về hô hấp
Gừng gió có đặc tính kháng histamin nên nó hiệu quả trong điều trị dị ứng, ức chế sự co thắt đường thở và giúp kích thích sự tiết chất nhầy. Trong nhiều thế kỷ, gừng gió được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho, bệnh viêm mũi họng,…
- Một muỗng cà phê gừng gió và mật ong pha với nước ấm có hiệu quả trong việc làm ấm họng, giảm cơn ho dai dẳng và đau họng liên quan đến cảm lạnh.
- Trà gừng gió và gừng tươi giúp loại bỏ tắc nghẽn cổ họng và mũi.
- Hỗn hợp nước gừng gió tươi và cây hồ lô giúp trị bệnh hen suyễn rất hữu hiệu.
2.3. Giảm viêm và giảm đau
Gừng gió được biết đến rộng rãi với tác dụng chống viêm và giảm đau. Nghiên cứu y học cho thấy gừng gió có hiệu quả như những thuốc giảm đau phổ biến. Gừng gió giúp làm giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau lưng và đau khớp.
- Trà gừng là loại thức uống quen thuộc và dễ dàng làm giảm bớt cơn đau đầu và giúp ngủ ngon
- Trà gừng cũng giúp giảm các cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
2.4. Ngăn ngừa ung thư
Rễ gừng gió có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu cho thấy gừng gió có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư đại trực tràng và có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Gừng gió cũng có thể giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác như ung thư vú, phổi, da, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
- Uống một cốc trà gừng ấm vào buổi sáng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh ung thư một cách đơn giản, tiện lợi.
2.5. Phòng chữa sỏi mật
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Một số chất trong củ gừng gió có tác dụng ức chế sự hợp thành Prostaglandin – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin trong cơ thể quá nhiều, hàm lượng muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật.
- Dùng gừng gió và một số chế phẩm làm từ gừng gió để phòng và trị bệnh sỏi mật
2.6 Kích thích mọc tóc
Tinh dầu gừng gió có tác dụng rất tốt cho da đầu và tóc. Khi bạn dùng một vài giọt gừng gió pha với dầu gội đầu sẽ làm giảm lượng gàu trên da đầu. Tác dụng của cây gừng gió ngoài việc làm giảm da đầu, dùng gừng gió gội đầu sẽ kích thích mọc tóc. Cách này giúp cho tóc dày hơn, giảm thưa, da đầu cũng bóng khoẻ hơn.
3. Các bài thuốc sử dụng gừng gió
3.1. Trị cảm lạnh do mưa
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá gừng gió tươi 50g
- Lá khuynh diệp 50g
- Vỏ quýt phơi khô 10g
Cách thực hiện:
- Sắc trong 1.000ml nước
- Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng
- Sau đó lau khô, đắp chăn ấm
- Nghỉ dưỡng 20 phút
3.2. Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Củ gừng 10g
- Lá khoai mỡ 5g
- Hoa khoai mỡ 10g
Cách thực hiện:
- Sắc 3 bát nước còn nửa bát
- Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày
3.3. Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Ngọn bí đỏ 50g
- Cà chua chín (bỏ hột) 50g
- Củ gừng gió 5g
- Thịt cá hồng (bỏ xương) 50g
- 1/3 thìa bột nêm
- 1/4 muỗng đường cát
Cách thực hiện:
- Tất cả nấu với 500ml nước
- Chia làm 2 phần ăn trưa và chiều
- Cách ngày ăn 1 lần
3.4. Nam giới trung niên bị mỡ máu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Củ gừng gió, xắt sợi: 20g
- Lá gừng gió xắt nhuyễn: 10g
- Táo tàu khô 10 quả
- Mộc nhĩ đen: 30g
- Nấm bào ngư: 30g
Cách thực hiện:
- Nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml
- Chia làm 5 phần, ăn trong ngày
- Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần
3.5. Trị đau nhức khớp chậu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Củ gừng gió: 50g
- Lá ngải cứu: 20g
- Gạo lứt rang vừa vàng sẫm: 50g
- 2 củ hành: 20g
- Hành lá xắt nhỏ: 15g
- Lươn: 200 – 350g
Cách thực hiện:
- Củ gừng gió và lá ngải cứu xắt nhuyễn thành sợi
- Lươn bỏ vào dấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi
- Nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml
- Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần
Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.
3.6. Trị chứng ăn khó tiêu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gừng gió giã nhuyễn: 30 – 50g
- Bầu non: 30g
- Chanh muối: 1 quả
Cách thực hiện:
- Cho nguyên liệu vào 200ml nước, đun sôi 15 phút
- Vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, trung tiện, thông tiểu tốt
- Nằm nghỉ 10 phút
4. Phytocine – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ gừng gió tốt cho hệ hô hấp
Phytocine là sự kết hợp hoàn hảo giữa gừng gió và các thảo dược lành tính khác như mật ong, thanh ngâm, tỏi và xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp, giúp giảm ho, long đờm, giảm nhanh các triệu chứng cảm mạo, viêm phế quản,…Sản phẩm Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang cứng, phù hợp với đa dạng đối tượng gồm người gặp các triệu chứng ho, đau rát họng, ho đờm, khản tiếng, hoặc người bị viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,…
Các bạn quan tâm có thể xem chi tiết thông tin đẩy đủ về thành phần, công dụng, liều dùng của sản phẩm Phytocine tại đây hoặc gọi điện, nhắn tin Zalo hay để lại thông tin để được tư vấn trực tiếp về tình hình của bản thân nhé!
Trên đây là những tác dụng của gừng gió đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Gừng gió đặc biệt tốt cho người dễ mắc các bệnh về hệ hô hấp. Hãy sử dụng gừng gió để tăng cường sức khỏe hệ hô hấp nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ của Phytocine tư vấn, giải đáp miễn phí. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!
Bài viết này có hữu ích không?
Riềng và gừng có giống nhau không? Củ gừng nhiều tác dụng như thế vậy hoa củ gừng (hoa gừng) có tác dụng gì không?
Chào bạn,
Giềng gió hay gừng gió đều là một nhé. Nếu bạn cần hỗ trợ thông tin gì cứ để lại số điện thoại để được tư vấn nha!
Gừng gió tốt như thế vậy ngâm rượu có tốt không? Rượu rừng có tác dụng không?
Chào bạn,
Rượu gừng có rất nhiều tác dụng như trị cảm cúm, ốm sốt, đau mỏi, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng, ho mất tiếng,… Bên cạnh đó rượu gừng cũng có tác dụng làm đẹp và giảm mỡ bụng nữa nhé!
Thế thì mình phải trồng gừng ở nhà luôn thôi, cảm ơn ad về bài viết bổ ích này
Cảm ơn bạn, chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe nhé!
Tôi dùng gừng gió có cần lưu ý, kiêng kị gì không ạ? Cám ơn nhà thuốc
Chào bạn. Khi dùng loại dược liệu này, bạn cần lưu ý:
– Gừng gió không dùng cho người bị nhiệt nóng.
– Các bài thuốc phát huy tác dụng nhanh hoặc chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.
– Với những bệnh nhân u xơ gan cổ trướng, đại tràng thì khi dùng gừng gió nên ăn nhạt và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều kali và không uống rượu bia.
– Cần phải dùng đều đặn để có hiệu quả như mong đợi.
Đó là một số lưu ý khi dùng gừng gió. Nếu còn gì thắc mắc, bạn cứ liên hệ Hotline để được các chuyên gia giải đáp nhé! Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!