Ô nhiễm không khí gia tăng, chất lượng không khí suy giảm và nồng độ bụi mịn trong không khí tăng lên là 1 trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc các bệnh hô hấp. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người đang có bệnh nền. Bụi mịn PM2.5 chủ yếu được hấp thụ qua hệ hô hấp, có thể xâm nhập phế nang phổi và đi vào máu, là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe!
ThS.BS Mai Mạnh Tam, Phó Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thêm rằng ngoài bụi mịn, các loại oxy hoặc nitơ phản ứng (ROS, RNS) trong hệ hô hấp và stress oxy hóa kích thích tạo ra chất trung gian gây viêm phổi, bắt đầu hoặc thúc đẩy nhiều bệnh lý khác.
Theo Tổng cục Môi trường, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội từ cuối tháng 11 đến nay chủ yếu do bụi mịn PM2.5. Trong số đô thị bị ô nhiễm, giá trị trung bình 24 giờ PM2.5 ở Hà Nội cao nhất, có 6-7 ngày vượt quá giới hạn so với tiêu chuẩn cho phép.
Vật chất hạt trong không khí (Particulate matter) là hỗn hợp của nhiều loại hóa chất. Các hạt khác nhau về kích thước, hình dạng và thành phần hóa học. Chúng có thể chứa các ion vô cơ, hợp chất kim loại, hợp chất hữu cơ… Trong đó, những hạt có đường kính từ 10 micron trở xuống gọi là PM10, còn bụi mịn là hạt vật chất đường kính từ 2,5 micron trở xuống (PM2.5). Khí thải từ quá trình đốt xăng, dầu, nhiên liệu diesel hoặc gỗ tạo ra phần lớn ô nhiễm PM2.5. Trong khi PM10 có nguồn gốc từ các công trường xây dựng, bãi chôn lấp và nông nghiệp, cháy rừng, đốt rác thải, bụi gió thổi từ vùng đất trống, phấn hoa, các mảnh vi khuẩn.
Bác sĩ Tam dẫn các nghiên cứu cho thấy bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây ra gần 4 triệu ca tử vong trên toàn cầu do bệnh về tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi mạn tính, ung thư, sinh non…. Phơi nhiễm ngắn hạn với PM10 có thể làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp mạn tính, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Người lớn tuổi mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính (COPD, hen suyễn), trẻ em, trẻ sơ sinh là nhóm có nhiều khả năng bị ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe khi tiếp xúc với PM10 và PM2.5. Người tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn sẽ gây ra các triệu chứng hô hấp dễ gặp như: ho, khó thở, viêm họng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng thành các bệnh hô hấp nguy hiểm khác.
Bụi mịn xuất hiện nhiều vào các giờ cao điểm như 7-8h và 18-19h. Lượng bụi cũng phụ thuộc lớn vào sự di chuyển của các phương tiện giao thông. Vì thế, bác sĩ Tam khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài vào các khung giờ cao điểm, di chuyển vào khu vực có thi công, lưu lượng giao thông đông đúc. Các gia đình hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng, nhất là với những hộ dân gần đường giao thông, khu vực ô nhiễm.
Tuy nhiên, các gia đình cũng cần lưu ý đóng kín cửa làm cản trở không khí lưu thông trong nhà, thuận lợi cho những vi sinh vật gây hại tồn tại lâu hơn trong không khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế gia đình có thể mở cửa sổ, cửa ra vào ngoài giờ cao điểm, khi chất lượng không khí tốt hơn. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống cũng giúp hạn chế bụi mịn.
Người mắc bệnh hô hấp mạn tính, trẻ em và người cao tuổi có sức đề kháng yếu nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Tuy nhiên, khẩu trang thông thường không lọc được các hạt bụi siêu mịn PM2.5. Đeo khẩu trang chuyên dụng, khẩu trang N95, N99 có thể lọc phần lớn các loại bụi siêu mịn này. Mọi người có thể đeo hai chiếc khẩu trang y tế lồng vào nhau để ngăn lượng bụi tốt hơn.
Người có ổ nhiễm khuẩn ở răng, lợi, miệng, tai, mũi, họng cần được điều trị triệt để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới, làm tái phát các đợt cấp ở người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, giãn phế quản, xơ phổi… Không tự ý dùng thuốc tại nhà, khám bệnh và điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định là hai lưu ý quan trọng cho người mắc bệnh phổi mạn tính.
Để phòng tránh bệnh hô hấp, ngoài việc đeo và sử dụng đúng loại khẩu trang như trên, các gia đình cũng nên tăng cường sức đề kháng cho các thành viên bằng cách sử dụng chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung nhiều loại hoa quả giàu vitamin hay các loại kháng sinh tự nhiên có tại nhà rất quen thuộc như: tỏi, gừng, mật ong… vào bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi thì việc nâng cao sức đề kháng là rất quan trọng giúp cơ thể có 1 lớp lá chắn vững chắc chống lại các triệu chứng bệnh hô hấp phổ biến như ho, sổ mũi…
Ngoài ra, gia đình cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để nâng cao sức đề kháng. Phytocine được chiết xuất từ 5 loại kháng sinh tự nhiên mạnh: Xuyên tâm liên, Cao thanh ngâm, Tỏi, Mật ong, Gừng gió nên rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch 1 cách tự nhiên. Đặc biệt tác dụng của xuyên tâm liên trong thành phần Phytocine rất tốt trong điều trị bệnh hô hấp và cúm. Thậm chí xuyên tâm liên đã được sử dụng để điều trị Covid-19 trong đợt dịch những năm trước. Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc.
Các bạn có thể xem chi tiết thông tin tại đây về sản phẩm: Phytocine – Kháng sinh tự nhiên!
Theo VnExpress
Tin liên quan:
Bài viết này có hữu ích không?