Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Viêm phổi là tình trạng bệnh lý ở hệ hô hấp rất phổ biến. Trên thế giới có khoảng 8 – 15 triệu người mắc viêm phổi. Trong đó đối tượng dễ mắc viêm phổi nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đặc biệt tại nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi. Và theo thống kê vào tháng 5/2008, Việt Nam là một trong 15 nước có số ca viêm phổi cao nhất (2,9 triệu ca). Vậy bệnh viêm phổi có NGUY HIỂM không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi.

Mục lục
Viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là tình trạng viêm các phế nang trong phổi do bị tổn thương từ các tác động bên ngoài hoặc do vi sinh vật có hại xâm nhập. Phế nang ở phổi là nơi tập trung các dịch nhầy, mủ và khi bị tổn thương thì chúng xuất dịch tạo nên đờm gây khó thở. Khi phổi bị tấn công bởi virus, vi khuẩn thì tình trạng viêm diễn biến xấu và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Nguyên nhân bệnh viêm phổi
Có muôn vàn lý do gây ra viêm phổi, nguyên nhân phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn:
- Virus tấn công và làm viêm nhiễm: Virus chiếm tới 30% tổng các ca mắc viêm phổi, ví dụ như virus cúm, virus cảm lạnh.
- Vi khuẩn có hại xâm nhập: những cái tên quen thuộc như Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus hay Legionella.
Một vài yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá, hóa chất độc hại;
- Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,….
- Có hệ miễn dịch yếu;
- Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, xơ gan,….
- Thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột;
- Môi trường sống ô nhiễm, kém vệ sinh.

Tình trạng viêm phổi của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
Triệu chứng bệnh viêm phổi
Chỉ dựa trên những triệu chứng ban đầu nhẹ thì rất khó để xác định xem có mắc viêm phổi hay không. Nhất là ở những người có thân hình cường tráng, lực lưỡng thì phải đến giai đoạn nguy hiểm mới thể hiện rõ nét các triệu chứng ra bên ngoài. Dưới đây là những triệu chứng viêm phổi ở người lớn và trẻ nhỏ bạn nên biết để chủ động thăm khám và chữa trị:
- Thường xuyên đau tức ngực, khó thở;
- Ho khan, ho dữ dội, có thể tiết đờm, ho có đờm, khạc đờm (màu trắng đục, vàng, xanh, nâu…);
- Hơi thở có mùi, hôi miệng;
- Cơ thể trở nên bất thường, mất khẩu vị và chán ăn khiến sụt giảm cân nặng;
- Sốt cao, ớn lạnh và ra mồ hôi liên tục dù thời tiết không nóng. Với triệu chứng này, rất có thể bệnh diễn biến nặng hơn.
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy,….
Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi
Nhiều người vẫn chủ quan khi biết các biến chứng viêm phổi mà không được điều trị. Viêm phổi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
- Tràn dịch màng phổi: Dịch tích tụ ở màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi, mức độ nhiều gây chèn ép làm xẹp phổi và gây khó thở.
- Áp xe phổi: Các vùng nhiễm trùng để có khả năng tạo thành các khoang chứa mủ và gây ra tình trạng áp xe ở các cơ quan nhiễm trùng.
- Suy hô hấp: Viêm phổi có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, chủ yếu là do sự tác động của vi khuẩn. Bệnh nhân có thể giảm huyết áp, giảm nhịp tim, nếu nặng có thể gây mất ý thức.
- Nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong: vi khuẩn từ phổi lan rộng đến các cơ quan khác và gây ra biến chứng này.
- Tăng cao nguy cơ mắc bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ: Các loại vi khuẩn độc hại tấn công vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non yếu.

>>>Xem thêm:
Hỏi đáp: “Trẻ 7 tuổi bị Viêm phổi TÁI ĐI TÁI LẠI phải làm sao?”
Điều trị viêm phổi
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm phổi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng hay nhẹ của các triệu chứng. Nếu mới chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ thì có thể điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Nếu ở mức độ nặng hơn thì phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định khi viêm phổi do vi khuẩn, việc lựa chọn kháng sinh tùy thuộc vào chủng loại vi khuẩn gây bệnh. Thường phối hợp 2 loại kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3, amoxicillin hoặc ampicillin và sulbactam, macrolid hoặc fluoroquinolon.
- Thuốc kháng virus: Đặc biệt là viêm phổi do cúm hoặc herpes. Các loại thuốc kháng virus có thể được kê đơn bao gồm oseltamivir, zanamivir, peramivir, peramivir…
- Thuốc kháng nấm: Những loại thuốc này bao gồm fluconazole, itraconazole, voriconazole,….
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen, ibuprofen, naproxen hoặc aspirin là thuốc giảm bớt triệu chứng sốt, đau do viêm phổi.
Điều trị tại nhà:
Khi mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ, viêm phổi có thể được điều trị tại nhà bằng các cách sau:
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Để cơ thể mau chóng hồi phục và có khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước: Giúp làm loãng chất nhầy trong cơ thể, giúp dễ dàng tống ra ngoài khi bạn ho.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm tùy thuộc vào loại viêm phổi. Hãy đảm bảo dùng thuốc theo đúng hướng dẫn ngay cả khi các triệu chứng đã cải thiện đáng kể.
- Dùng máy tạo độ ẩm: giữ cho đường thở ẩm ướt giúp ngừa cúm và loại bỏ đờm.
- Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày.
- Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng sát khuẩn họng: Giúp rửa trôi một số chất nhầy trong cổ họng và làm giảm đau họng.
Cách phòng ngừa viêm phổi
Việc điều trị viêm phổi là cực kỳ tốn kém, hao tổn kinh tế và sức lực và nhiều khi sử dụng thuốc nhiều khiến người bệnh mệt mỏi. Cách tốt nhất bạn cần chủ động phòng ngừa bằng những cách dưới đây:
- Hãy tránh xa khói thuốc lá và hóa chất độc hại nếu có thể
- Không hút thuốc lá
- Không ăn uống nhiều đồ lạnh: ăn kem, uống nước đá, bia lạnh,….
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa sạch tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh về hô hấp, nếu tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
- Xây dựng chế độ hoạt động thể thao lành mạnh, khoa học.
- Bổ sung thực phẩm đầy đủ chất, thực đơn đa dạng.

PHYTOCINE – NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG HỆ HÔ HẤP TỪ KHÁNG SINH TỰ NHIÊN
Phytocine giải quyết vấn đề từ gốc, giúp giảm ho sốt, đau rát họng, nhiều đờm, khàn tiếng và nâng cao đề kháng hệ hô hấp. Phytocine là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam được điều chế từ các thảo dược có tính kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ: xuyên tâm liên, tỏi, mật ong, gừng gió, thanh ngâm. Đây đều là những thảo dược khắc tinh của các bệnh hệ hô hấp. Bên cạnh đó, những thảo dược này còn giúp tăng cường đề kháng hệ hô hấp, phòng ngừa các bệnh hệ hô hấp hiệu quả.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm phổi mà các bạn không nên bỏ qua. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh hoặc sản phẩm Phytocine, hãy để lại thông tin ngay dưới đây hoặc liên hệ hotline 087.904.8866 để được chuyên gia của Phytocine hỗ trợ tư vấn sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?