Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Khi nhắc đến viêm thanh quản chắc hẳn ai cũng biết chứng bệnh này liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về viêm thanh quản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Đôi điều về thanh quản và chức năng của thanh quản
Thanh quản là một đoạn của hệ hô hấp nằm ngay bên dưới đường hầu họng tách ra thành thực quản và khí quản, là bộ phận nằm giữa nối liền yết hầu và khí quản. Thanh quản có vai trò chính là tạo ra âm thanh khi chúng ta nói và một vài chức năng quan trọng đối với hệ hô hấp như:
- Bảo vệ đường hô hấp dưới: thanh quản sẽ ngăn các dị vật xâm nhập vào phổi bằng cách ho hoặc các phản xạ khác để đẩy dị vật ra ngoài.
- Hít thở duy trì sự sống: Các cơ thanh quản (cơ nhẫn – phễu,…) mở thanh môn tạo điều kiện cho việc hít thở. Nếu các thanh môn không mở rộng được hoặc bị tắc do bất kỳ lý do gì sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Giúp chúng ta ho và hắt hơi: Là phản xạ hô hấp khi khe thanh môn đóng-mở bất ngờ làm cho luồng khí bị đẩy mạnh ra một cách đột ngột, mạnh và nhanh.
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị viêm nhiễm, sưng tấy đỏ và khiến mất giọng, khàn tiếng. Lúc này âm thanh phát ra đi qua dây thanh quản viêm sưng sẽ bị biến dạng, bóp méo, không rõ, khàn tiếng hoặc mất giọng tùy thuộc vào mức độ viêm sưng. Viêm thanh quản được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào mức độ và thời gian mắc bệnh
- Viêm thanh quản cấp tính: Là hiện tượng niêm mạc thanh quản bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây tổn thương, viêm sưng tấy. Bệnh thường tự khỏi trong vòng vài ngày, có trường hợp kéo dài hơn nhưng không quá 3 tuần. Viêm thanh quản cấp tính khá phổ biến ở trẻ em do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.
- Viêm thanh quản mãn tính: Là hậu quả khi người bị viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần do nhiễm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc một vài nguyên nhân khác. Tình trạng viêm kéo dài ảnh hưởng lớn đến dây thanh quản, do vậy viêm thanh quản mãn tính nguy hiểm hơn viêm thanh quản cấp tính: có thể mất tiếng hoàn toàn và những biến chứng khác. Khi bệnh đã diễn biến nặng thành mãn tính thì rất khó điều trị dứt điểm, bệnh còn có thể phát triển thành các khối u rất nguy hiểm.
Biểu hiện của viêm thanh quản
Một số biểu hiện điển hình của viêm thanh quản:
- Sưng tấy thanh quản, đau thanh quản;
- Khàn tiếng, mất tiếng;
- Khô họng, ngứa rát họng;
- Đau họng;
- Ho khan;
- Khó thở;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Nguyên nhân chủ yếu là do có sự xuất hiện của các vi sinh vật gây bệnh: virus, vi khuẩn, nấm,…
- Viêm thanh quản do virus: Đường hô hấp là nơi hít thở và ăn uống để duy trì sự sống nên rất dễ bị virus tấn công. Virus chiếm tới 60-80% các nguyên nhân gây viêm thanh quản, nhất là các virus cúm A và B.
- Viêm thanh quản do vi khuẩn: Vi khuẩn có mặt ở rất nhiều nơi xung quanh chúng ta, trong không khí, trong thức ăn,….Nguyên nhân viêm thanh quản cấp tính và mãn tính thường gặp là do liên cầu tan huyết nhóm A, liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer, Hemophilus Influenzae, tụ cầu,….
- Viêm thanh quản do nấm: Nấm mốc phát tán trong không khí làm suy yếu niêm mạc họng và dễ nhiễm bệnh.
Một số nguyên nhân gây bệnh khác:
- Thời tiết thay đổi: nóng-lạnh thất thường, thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể cũng như đường hô hấp không kịp đáp ứng, nhất là đối với người có hệ miễn dịch kém.
- Dị ứng: dị ứng thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo khiến kích ứng niêm mạc gây viêm thanh quản.
- Hít phải khói thuốc lá, hít phải lông động vật, phấn hoa vào trong họng cũng gây kích ứng và gây viêm.
- Kích thích cổ họng, thanh quản: la hét nhiều, thường xuyên nói to,…
- Lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá,….
- Sử dụng quá nhiều đồ ăn, đồ uống lạnh.
- Mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp,….
Tình trạng viêm thanh quản của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản cấp tính không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc thanh quản đúng cách. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, chữa trị kịp thời bệnh có thể diễn biến nặng thành viêm thanh quản mãn tính khó điều trị dứt điểm và gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp gây viêm họng, viêm amidan,…
- Có thể gây ung thư thanh quản, ung thư vòm họng,…tăng nguy cơ tử vong.
- U nang dây thanh quản, polyp dây thanh quản,….có thể dẫn đến mất tiếng vĩnh viễn.
Cách chữa viêm thanh quản
1. Thuốc Tây chữa viêm thanh quản
Một số loại thuốc Tây được dùng trong điều trị viêm thanh quản phải kể đến như:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc beta-lactam như penicillin, amoxicillin, taxetil,….
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề: Dùng alpha choay, corticoid (hít) như solumedrol, depersolon tiêu sưng, giảm phù nề do bệnh viêm thanh quản gây nên…
- Thuốc ngậm tại chỗ: Giúp sát khuẩn cổ họng, làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau họng,…
- Thuốc giảm ho, long đờm: siro long đờm,….
Thuốc Tây có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nên chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ, chuyên gia y tế.
2. Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản
Dân gian thường sử dụng những nguyên liệu có tính kháng sinh tự nhiên, kháng khuẩn như mật ong, chanh, gừng, giấm táo, tía tô, ngải cứu, lá hẹ….đem lại hiệu quả tốt mà không gây hại cho cơ thể. Những bài thuốc đơn giản dễ làm như:
- Nước chanh ấm pha mật ong;
- Trà gừng mật ong;
- Lá hẹ hấp với mật ong;
- Giấm táo pha mật ong;…
Lưu ý khi bị viêm thanh quản
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày;
- Loại bỏ các tác nhân gây bệnh: rượu bia, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,….
- Giữ ấm cổ họng và cơ thể khi trời lạnh;
- Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ. Nên súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm pha loãng;
- Hạn chế nói to, nói nhiều, la hét. Nên để cổ họng có thời gian nghỉ ngơi.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, đồ cứng, đồ lạnh. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, thức uống ấm.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày.
- Rèn luyện, tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.
PHYTOCINE – Hỗ trợ điều trị viêm thanh quản hiệu quả
Phytocine là sự kết hợp hoàn hảo giữa gừng gió và các thảo dược lành tính khác như mật ong, thanh ngâm, tỏi và xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp, giúp giảm ho, long đờm, giảm nhanh các triệu chứng cảm mạo, viêm phế quản,…Sản phẩm Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang cứng, phù hợp với đa dạng đối tượng gồm người gặp các triệu chứng ho, đau rát họng, khản tiếng, mất tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Vui lòng liên hệ hotline 087.904.8866 để được chuyên gia của Phytocine tư vấn trực tiếp.
Viêm thanh quản là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc hít thở, thanh âm của chúng ta. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt, đặc biệt với những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như giảng viên, giáo viên, ca sĩ,….Người bệnh cần có các kiến thức về chứng bệnh này để chủ động chăm sóc sức khỏe và thăm khám nếu có các triệu chứng bệnh.Hy vọng bài viết trên cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn về bệnh viêm thanh quản giúp các bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Bài viết này có hữu ích không?