Triệu chứng bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách điều trị

Đăng ngày: 21/09/2021 - Cập nhật: 08/09/2023

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh

Viêm họng mủ ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa. Các triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em như ho, sốt, đau rát họng…khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ bú. Trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh viêm họng mủ ở trẻ và hướng dẫn cách điều trị viêm họng mủ ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ ở trẻ là tình trạng cổ họng của trẻ viêm nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công trong thời gian dài. Niêm mạc họng bị sưng lên, xuất hiện các hạt mủ màu vàng hoặc trắng mà mắt thường có thể nhìn thấy. Bệnh viêm họng mủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ là bệnh hô hấp thường gặp
Viêm họng mủ ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Do nhiễm khuẩn

Tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ nhỏ là do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, chúng sẽ trú ngụ trong cổ họng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi, tấn công và gây bệnh. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng mưng mủ tại các vị trí mà chúng trú ngụ.

Do dị ứng

Viêm họng mủ ở trẻ cũng có thể xuất phát từ việc dị ứng. Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú, phấn hoa, nấm mốc…sẽ gây kích thích cổ họng. Trẻ bị đau họng và lâu ngày sẽ hình thành viêm họng mủ.

Do độ ẩm không khí thấp

Nhiều trẻ thường được cha mẹ cho nằm phòng điều hòa, hoặc những ngày hanh khô độ ẩm không khí thấp khiến cổ họng của trẻ bị khô. Cổ họng khô rát kéo dài lâu ngày cũng là yếu tố nguy cơ hình thành viêm họng mủ trẻ em.

Do trẻ thường xuyên la hét

Nhiều trẻ rất hiếu động, thường xuyên la hét vào ban ngày khiến cổ họng bị khô rát. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì cổ họng của trẻ sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện hình thành viêm họng mủ.

Chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh

Một số trẻ thường có thói quen ăn đồ ăn cay nóng hoặc đồ lạnh. Các loại thực phẩm này đều gây kích thích ở vòm họng. Lâu ngày niêm mạc họng bị tổn thương, vi khuẩn vì thế mà có điều kiện tấn công gây bệnh viêm họng mủ.

Chăm sóc răng miệng kém

Khoang miệng rất gần với cổ họng. Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú. Chúng không chỉ gây các bệnh về răng miệng, mà còn di chuyển vào vùng cổ họng và gây bệnh tại khu vực này.

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ do vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ

Do sức đề kháng kém

Khi sức đề kháng kém, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh bị yếu đi. Do vậy virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ.

Tình trạng viêm họng của bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn phytocine

Triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ em

Triệu chứng bệnh viêm họng mủ khác nhau tùy từng độ tuổi và mức độ nặng nhẹ. Có trẻ chỉ bị 1-2 triệu chứng, có trẻ bị đồng thời các triệu chứng. Nói chung, viêm họng mủ ở trẻ sẽ có những triệu chứng như sau.

Cổ họng có mủ

Đây là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của viêm họng mủ. Khi quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận thấy các đốm hoặc hạt mủ màu trắng hay màu vàng nằm rải rác ở niêm mạc họng hoặc ở vùng amidan. Khi ho hoặc khạc đờm, các hạt mủ có thể rơi ra ngoài.

Sốt

Trẻ có thể sốt từ nhẹ đến nặng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus. Đi kèm với sốt có thể là triệu chứng đau đầu, buồn nôn.

Ho

Các cơn ho có thể xuất hiện liên tục, nhất là vào ban đêm. Trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm.

Bệnh viêm họng mủ gây ho ở trẻ
Ho là một trong những triệu chứng khi trẻ bị viêm họng mủ

Ngứa họng

Các hạt mủ hoặc đờm nhầy trong cổ họng sẽ kích thích cổ họng và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Đau rát họng

Niêm mạc họng bị tổn thương và mưng mủ, nên sẽ xuất hiện triệu chứng đau rát họng. Trẻ nhỏ chưa biết nói sẽ phản ứng bằng cách bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc.

Hôi miệng

Các hạt mủ là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, vùng da tại đó cũng bị hoại tử. Do đó trẻ bị viêm họng mủ thường bị hôi miệng.

Cách điều trị viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ là tình trạng chuyển nặng của viêm họng mãn tính. Nếu viêm họng cấp có thể tự khỏi, thì viêm họng mủ lại cần có sự can thiệp bằng thuốc. Nếu cha mẹ lơ là, không tìm cách chữa trị sớm, bệnh có thể chuyển sang các biến chứng nguy hiểm khác như viêm xoang, viêm tai, áp xe thành họng, viêm phổi….

Điều trị viêm họng mủ trẻ em bằng thuốc tây

Nếu trẻ bị sốt cao không hạ được, bỏ ăn, quấy khóc nhiều ngày thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý mà có phác đồ điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể kê cho trẻ một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị. Penicillin là kháng sinh được dùng phổ biến nhất. Tùy từng độ tuổi cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng phù hợp.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu trẻ sưng đau nhiều hoặc sốt cao trên 38,5 độ C, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol. Nên uống cách nhau 4-6 tiếng mỗi lần.
  • Thuốc long đờm: Đờm nhầy xuất hiện nhiều trong cổ họng khiến trẻ khó thở, dễ bị nôn trớ khi ho. Vì vậy cần cho trẻ uống thuốc long đờm, giúp làm loãng đờm và dễ tổng ra ngoài hơn.
  • Thuốc giảm ho: Trong trường hợp trẻ bị ho khan kéo dài, nên cho trẻ dùng các loại thuốc giảm ho, như viên ngậm bạc hà, siro ho…
Điều trị viêm họng mủ ở trẻ
Trẻ bị sốt cao, sưng đau họng kéo dài cần điều trị bằng kháng sinh

Cách chữa bệnh viêm họng mủ cho bé bằng thuốc dân gian

Nếu trẻ không bị sốt cao hay mệt mỏi mà vẫn ăn uống bình thường, thì có thể tự điều trị tại nhà. Các bài thuốc dân gian với ưu điểm an toàn, lành tính nhưng mang lại hiệu quả cao là sự lựa chọn phù hợp. Cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây để điều trị cho bé.

Lá xương sông hấp mật ong

Lá xương sông có tính ấm, thường được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp rất hiệu quả. Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn cùng mật ong. Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Khi còn ấm chắt lấy nước cốt cho trẻ uống. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tiếp trong 5-7 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Quất ngâm mật ong

Lấy khoảng 10 quả quất rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo. Sau đó đem bổ đôi hoặc cắt thành từng lát mỏng. Trộn đều mật ong với quất rồi đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Khi nguội chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê. Nếu nước cốt khó uống thì có thể pha thêm với một chút nước ấm.

Lá hẹ hấp đường phèn

Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi cho thêm đường phèn vừa đủ. Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Chắt lấy phần nước cốt cho trẻ uống. Mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê. Đây là bài thuốc giúp long đờm và trị ho rất hiệu quả.

Lá diếp cá

Diếp cá một nắm rửa sạch với nước muối rồi đem xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Trộn chung nước cốt với nước cơm cùng một ít đường rồi đun sôi trong 5 phút. Mỗi ngày cho trẻ dùng 3 lần, liên tiếp 5 ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Trà gừng

Lấy 1 củ gừng rửa sạch rồi thái hoặc đập dập. Cho gừng vào nồi nước rồi đun sôi trong 10 phút để các hoạt chất trong gừng tiết ra. Khi nước còn ấm, cho thêm một ít mật ong khuấy đều rồi cho trẻ uống. Lưu ý gừng có tính nhiệt nên không cho quá nhiều.

Trà gừng chữa viêm họng mủ ở trẻ
Trà gừng là bài thuốc chữa viêm họng mủ an toàn và hiệu quả

Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng mủ

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, thì cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ đúng cách tại nhà. Điều này sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.

Viêm họng mủ ở trẻ em gây sốt phải làm sao?

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm họng mủ. Tùy vào mức độ sốt nhẹ sốt cao để có cách chăm sóc phù hợp.

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ có thể tự giảm sốt cho trẻ bằng các biện pháp, như chườm ấm, lau người, cho trẻ mặc thoáng mát, dùng miếng dán hạ sốt… Nếu trẻ sốt cao trên 30 độ C, nên cho trẻ uống Paracetamol theo liều lượng phù hợp.

Khi trẻ bị sốt thường hay mất nước. Do đó cha mẹ nên cho trẻ bổ sung nước bằng cách cho uống orezon. Nếu hạ sốt tại nhà vẫn không đỡ thì cần cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Viêm họng mủ ở trẻ em nên ăn gì?

Ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến cổ họng. Vì vậy trẻ bị viêm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều cha mẹ cần nắm rõ. Để việc điều trị và phục hồi viêm họng có kết quả nhanh hơn, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, bún, miến… Các thức ăn này sẽ trôi xuống cổ họng một cách dễ dàng mà không gây cọ sát, làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để nâng cao miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu protein, kẽm, vitamin C…
  • Không cho trẻ ăn các đồ ăn khô, cứng. Những mảnh vỡ của đồ ăn có thể đâm vào thành họng, khiến niêm mạc họng càng bị tổn thương nặng nề hơn.
  • Các đồ ăn cay nóng cũng cần kiêng khem, vì chúng không chỉ gây cảm giác nóng rát mà còn kích thích ho nhiều hơn. Điều này làm tăng tổn thương cho niêm mạc họng.
Chế độ ăn cho trẻ bị viêm họng mủ
Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng

Chế độ sinh hoạt cho trẻ như thế nào?

Ngoài chế độ ăn uống như trên, thì cha mẹ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ như:

  • Giữ ấm cho trẻ nếu đang trong thời điểm giao mùa. Nhất là vùng mũi họng, lưng ngực, chân tay.
  • Luôn giữ môi trường sạch sẽ, tránh tình trạng nấm mốc, vi khuẩn phát tán trong không gian và gây bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm. Nếu phải ra ngoài thì cần đeo khẩu trang cho trẻ.
  • Giúp bé giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tránh việc vi khuẩn lây từ răng miệng lên vùng cổ họng. Nếu trẻ đã lớn thì có thể dạy trẻ cách súc họng bằng nước muối mỗi ngày để làm sạch vùng cổ họng.
  • Vệ sinh mũi cho bé hằng ngày bằng dung dịch rửa mũi chuyên dụng.
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày, vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa giảm hiện tượng khô cổ, làm dịu cổ họng.

Phytocine – Hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng mủ ở trẻ em

Điều trị viêm họng mủ cho trẻ bằng tây y thường có tác dụng nhanh chóng, nhưng lại không thực sự an toàn vì có tác dụng phụ. Nếu lạm dụng còn gây tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng này thì tập đoàn Đức Thịnh đã tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên để điều chế thành công sản phẩm chăm sóc sức khỏe Phytocine.

Phytocine giúp hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng mủ ở trẻ
Phytocine được bào chế từ các loại kháng sinh tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm họng mủ

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Nhờ sự kết hợp của các loại kháng sinh tự nhiên có trong các loại thảo dược như xuyên tâm liên, mật ong, gừng gió, tỏi, cao thanh ngâm, Phytocine có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng viêm họng mủ ở trẻ hiệu quả.

Không chỉ giảm thiểu triệu chứng, đẩy lùi căn nguyên, Phytocine còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể có thêm kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đồng thời làm giảm khả năng tái phát và các biến chứng nguy hiểm.

Với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, sản phẩm đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ. Có thể dùng được cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang, bảo quản trong hộp nhựa kín nên rất an toàn, tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh viêm họng mủ ở trẻ. Biết cách chăm sóc và sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh biến chứng xảy ra. Mọi thắc mắc về bệnh hoặc sản phẩm Phytocine, các bạn có thể liên hệ hotline 087 904 8866 hoặc để lại thông tin ở phía dưới để được tư vấn nhanh nhất.

Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Latest posts by Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline