Viêm amidan mãn tính ở trẻ em – Những điều cha mẹ không nên chủ quan

Đăng ngày: 02/12/2021 - Cập nhật: 08/09/2023

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh

Xã hội phát triển, kéo theo sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Từ đó, xuất hiện nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là những căn bệnh về đường hô hấp. Một trong số đó có thể kể đến như viêm amidan. Viêm amidan phát triển theo nhiều dạng khác nhau như: viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ…Căn bệnh này không ngoại trừ giới tính hay độ tuổi nào; nhưng thường gặp ở những đối tượng có đề kháng kém như trẻ nhỏ.

Nếu không có hướng xử lý nhanh chóng, viêm amidan sẽ biến chứng và trở thành viêm amidan mãn tính ở trẻ em. Ba mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho bé phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu không có hướng xử lý nhanh chóng, viêm amidan sẽ biến chứng và trở thành viêm amidan mãn tính ở trẻ em
Nếu không có hướng xử lý nhanh chóng, viêm amidan sẽ biến chứng và trở thành viêm amidan mãn tính ở trẻ em

1. Vài nét về viêm amidan mãn tính ở trẻ em

1.1. Viêm amidan là gì?

Amidan là 2 hạch bạch huyết có vị trí ở 2 bên cổ họng. Chức năng của nó là ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Amidan được xem là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, là nơi sản xuất kháng thể IgG.

Khi có sự thay đổi đột ngột về độ ẩm và nhiệt độ, hóa chất, khói bụi, vệ sinh miệng họng kém…vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công mũi họng. Lúc này, amidan có nhiệm vụ chống lại các kẻ xâm lược lạ mặt ấy; dẫn đến hiện tượng sưng, đỏ, viêm ở amidan. Khi tập trung loại bỏ các vi khuẩn, amidan thường sót lại các xác bạch cầu và xác vi khuẩn. Khi bị tái đi tái lại nhiều lần, hàng rào chống vi khuẩn yếu đi. Đó là điều kiện thuận lợi khởi phát những bệnh viêm ở vùng họng.

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính ở trẻ em?

Trẻ em dưới 14 tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Đây là yếu tố thuận lợi để các vi khuẩn có thể tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là ở những trẻ em có hệ đề kháng kém. Ngoài ra, những bé không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là đối tượng hay gặp phải tình trạng viêm amidan mãn tính.

Khi mắc viêm amidan mãn tính, trẻ sẽ có những triệu chứng sau:

  • Amidan tấy và sưng đỏ khi bé há miệng
  • Sốt cao đột ngột, có thể sốt đến 39-40 độ
  • Chảy nước dãi do đau và khó nuốt
  • Hơi thở có mùi khó chịu dù đã đánh răng
  • Trẻ ngủ ngáy do
  • Ho khan nhiều, nhất là lúc mới tỉnh dậy
  • Bé quấy khóc, biếng ăn
Khi bị viêm amidan mãn tính thường làm cho trẻ bị sốt cao trên 39 độ C
Khi bị viêm amidan mãn tính thường làm cho trẻ bị sốt cao trên 39 độ C

2. Viêm amidan mãn tính ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là tình trạng viêm amidan bị tái phát nhiều lần. Nếu không có phương pháp chữa trị dứt điểm và kịp thời, bé sẽ gặp một số biến chứng sau:

2.1. Biến chứng tại chỗ:

Khi viêm amidan bị tái đi tái lại nhiều lần, hàng rào miễn dịch cơ thể sẽ bị mất đi. Do đó, tình trạng viêm nhiễm trở nặng và lây lan rộng hơn ở vòm họng. Bé bị viêm amidan mãn tính sẽ đau tai, đau họng khó nuốt, khó nói, đau đầu, sốt cao…Ngoài ra, nếu ở trẻ chưa biết nói, sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn. Dẫn đến sự dung nạp chất dinh dưỡng không đủ cho cơ thể để phát triển.

2.2. Biến chứng kế cận

Tai mũi họng vốn thông nhau. Khi 1 cơ quan bị ảnh hưởng thì các cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng theo. Khi amidan bị viêm, dẫn đến viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi… Đặc biệt, khi ổ viêm sưng to, nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe amidan. Khi áp xe vỡ, có thể gây phù nề thanh quản, áp xe thành vòm họng hoặc nhiễm trùng máu.

2.3. Biến chứng toàn thân

Việc kéo dài chữa trị amidan mãn tính có thể gây các biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Khi amidan sưng lên khiến đường thở bị tắc nghẽn, khiến việc thở khi ngủ ở trẻ khó khăn. Từ đó gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, gây ngưng thở trong một thời gian ngắn.
  • Viêm cầu thận: Tác nhân chính gây ra viêm amidan mãn tính ở trẻ em là viêm cầu khuẩn nhóm A. Khi cơ thể xuất hiện vi khuẩn này thì nó sẽ tự sản xuất ra một loại kháng thể tiêu diệt vi khuẩn liên cầu. Tuy nhiên, kháng thể ấy lại đánh nhầm vào thận bởi thận có cấu trúc kháng nguyên giống vi khuẩn liên cầu ấy. Do đó, viêm amidan nếu không chữa trị sớm sẽ là tác nhân gây nên viêm cầu thận ở trẻ em.
  • Viêm nội mạc tâm: Khi amidan bị viêm, tạo thành ổ sưng, nếu kéo dài có thể gây nhiễm trùng huyết. Với trái tim khỏe mạnh bình thường tương đối đối kháng với nhiễm trùng. Nấm và vi khuẩn không dễ dính vào bề mặt màng trong tim. Đồng thời lưu lượng máu liên tục giúp ngăn không cho chúng lắng đọng vào các cấu trúc bên trong tử cung. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật trong máu do nhiễm khuẩn huyết xuất hiện, sẽ gây ra viêm nội mạc tâm trên van tự nhiên.
Viêm nội mạc tâm ở trẻ là biến chứng do viêm amidan mãn tính gây ra
Viêm nội mạc tâm ở trẻ là biến chứng do viêm amidan mãn tính gây ra

3. Điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ

3.1. Chữa viêm amidan mãn tính cho trẻ em bằng dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian để chữa viêm amidan là phương pháp được nhiều người tham khảo. Với các nguyên liệu sẵn có trong nhà, dễ tìm, dễ sử dụng thì cách này đã được ứng dụng từ lâu. Ngay cả khi khoa học phát triển thì sử dụng mẹo dân gian thuốc nam vẫn được ưa chuộng bởi sự an toàn của chúng. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Rau diếp cá: Vốn được xem là kháng sinh tự nhiên, phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Rau diếp cá là loại rau có tính mát, có vị chua, giúp tiêu thũng, giải độc, tiêu viêm. Có thể áp dụng để chữa viêm amidan mãn tính như sau: giã nhuyễn rau diếp cá rồi đun cùng 2 bát nước vo gạo. Tiếp đó, đun sôi chắt nước uống ngày 2-3 lần. Cần kiên trì uống trong 7-10 ngày để đạt kết quả tốt.
  • Tỏi: Tỏi vốn được xem là vị thuốc với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ba mẹ có thể cho bé ăn tỏi tươi hoặc ngâm tỏi với mật ong để uống. Từ đó, cải thiện tình trạng viêm amidan, giảm đau hiệu quả.
  • Lá tía tô: Xay nhuyễn lá tía tô và đại mận rồi đun sôi với nửa lít nước. Sau đó, cho thêm lá tía to và lá trà đun cùng trong vòng 20 phút. Cuối cùng, ba mẹ chắt nước rồi chia làm 3 lần uống trong ngày cho bé.

3.2. Sử dụng Tây Y để chữa viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán viêm amidan mãn tính, bác sĩ sẽ xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Từ đó, lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng và thể trạng mỗi người. Phương pháp điều trị thường là điều chỉnh độ pH tại chỗ để đưa môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm; nhằm ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Có thể kể đến các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Cephalexin được lựa chọn để chữa trị viêm amidan mãn tính. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng việc ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Hiệu quả của hoạt chất này được công nhận trên chủng Staphylococcus aureus tiết penicilinase kháng penicillin, E.coli, amoxicilin…Ngoài ra, các loại kháng sinh chống liên cầu như Penicillin G cũng được chỉ định khi người bệnh được xác định mắc viêm amidan do liên cầu khuẩn.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, aspirin làm giảm các triệu chứng do viêm amidan gây ra. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ đến trung bình do viêm amidan mãn tính gây ra. Liều lượng không quá 4g/ ngày ở trẻ em.
  • Thuốc giảm xung huyết, phù nề như các men chống viêm Alpha-choay, Amitase. Đây là loại thuốc kháng viêm với thành phần hoạt chất là alphachymotrypsin 21 microkatals (5mg).Thuốc có tác dụng điều trị phù nề sau phẫu thuật cũng như kháng viêm tại các ổ viêm amidan.

3.3. Sử dụng Phytocine để chữa trị dứt điểm viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Việc sử dụng thuốc tây thường mang lại kết quả rõ rệt, nhưng kèm theo đó là những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là trẻ em. Vì thế thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine là giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng bệnh viêm amidan mãn tính ở trẻ em.

Với sự kết hợp của kháng sinh tự nhiên có trong các thảo dược như xuyên tâm liên, tỏi, gừng, mật ong,.. Sản phẩm có công dụng điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp và ức chế virus gây bệnh. Ngoài tác dụng điều trị, thuốc còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng đường hô hấp. Từ đó, hàng rào miễn dịch của cơ thể được phục hồi, chống lại vi khuẩn xâm nhập một cách tự nhiên.

Sử dụng Phytocine để chữa trị dứt điểm viêm amidan mãn tính ở trẻ em
Sử dụng Phytocine để chữa trị dứt điểm viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Phytocine được bào chế dưới dạng viên nang, tiện lợi cho việc sử dụng ở mọi lứa tuổi. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận và đã được kiểm nghiệm chất lượng tại Viện kiểm nghiệm ATTP Quốc gia. Do đó, ba mẹ hoàn toàn yên tâm về độ an toàn khi cho bé sử dụng.

4. Một số lưu ý về viêm amidan mãn tính ở trẻ nhỏ

4.1. Nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, ba mẹ cân tham khảo các loại thực phẩm cần ăn và nên tránh để thời gian chữa trị được rút ngắn.

Nên ăn:

  • Rau xanh, hoa quả: Với hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả, có tác dụng làm dịu amidan, chống viêm, kháng khuẩn.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ và chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, nó còn cải thiện chức năng của các tế bào lympho và chức năng của hệ thống hô hấp. Từ đó cải thiện tình trạng viêm amidan.
  • Thực phẩm giàu Protein: Có tác dụng tăng cường sức khoẻ và nguồn năng lượng cho cơ thể. Từ đó có khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho sức khoẻ trẻ.
  • Thực phẩm giàu kẽm: có tác dụng tăng cường tế bào lympho T, tạo ra khoáng chất, nhờ đó mà giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus.

Không nên ăn:

  • Thực phẩm khó nhai, cứng: Việc nhai, nuốt những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng tổn thương ở amidan trầm trọng hơn.
  • Đồ chiên rán, dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều carbohydrate có hại đối với cơ thể. Chúng có thể làm cho các vi khuẩn trong amidan bùng phát.
  • Đồ cay nóng: Khi ăn đồ cay nóng, cổ họng bị kích ứng, ra tăng tình trạng sưng đỏ, đau rát.
  • Đồ ăn lạnh: Các loại đồ lạnh sẽ làm tình trạng viêm, sưng trở nên nặng hơn và kéo dài hơn.

4.2. Trẻ bị viêm amidan mãn tính phải chăm sóc như thế nào?

Để cải thiện tình trạng viêm amidan mãn tính ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để có phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp

  • Cho bé nghỉ ngơi: khi bị viêm amidan mãn tính, cơ thể trẻ mệt mỏi nên cần phải nghỉ ngơi để có lại năng lượng chống lại bệnh tật
  • Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ: Virus gây viêm amidan có thể lây từ người sang người ở cự li tiếp xúc gần. Do đó, không sử dụng các đồ vệ sinh cá nhân chung. Giặt giũ và thay khăn mặt, bàn chải…thường xuyên để vi khuẩn không có nơi trú ngụ
  • Sử dụng máy tạo ẩm không khí: Khi thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến amidan khô hơn, nấm mốc và vi khuẩn dễ phát triển gây nên viêm amidan. Việc dùng máy tạo ẩm không khí sẽ giúp giải quyết được vấn đề này.
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả, có tác dụng làm dịu amidan, chống viêm, kháng khuẩn
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả, có tác dụng làm dịu amidan, chống viêm, kháng khuẩn

5. Kết luận

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em gây ra nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đời sống hàng ngày. Ba mẹ cần có hướng điều trị dứt điểm sớm, tránh kéo dài thời gian chữa trị gây ra các biến chứng không đáng có. Để được tư vấn miễn phí, ba mẹ nhanh tay để lại SĐT hoặc điền thông tin theo form mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất để giải đáp các thắc mắc của ba mẹ.

Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Latest posts by Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline