Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi ô nhiễm khiến nhiều người gặp vấn đề về đường hô hấp, ví dụ như viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi….Theo Y học cổ truyền, phế liên quan đến đường hô hấp. Phế thực hiện chức năng cung cấp khí và dưỡng khí cho tất cả các cơ quan khác hoạt động.
Phế vận hành giúp khí có thể lưu thông và sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo. Phế liên quan trực tiếp đến đường hô hấp nên khi đường hô hấp gặp vấn đề thì thường là do phế. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về chứng bệnh viêm đường hô hấp dưới góc nhìn của Đông Y.
Mục lục
Chức năng của Phế theo Y học cổ truyền
Phế chính là phổi, phụ trách hô hấp và trao đổi khí toàn bộ cơ thể. Các chức năng quan trọng của phế:
- Phế chủ khí, chủ hô hấp: cung cấp khí và dưỡng khí cho tất cả các cơ quan hoạt động; hít thanh khí và thải trọc khí, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Phế khí khỏe mạnh bình thường thì hơi thở điều hòa, phế khí kém gây khó thở, thở gấp, mất tiếng, người mệt mỏi….
- Phế chủ tâm: Quản lý các hoạt động của nội tạng. Tâm làm chủ, tâm chi phối. Khi tâm hoạt động tốt thì phế cũng sẽ hoạt động tốt.
- Phế chủ bì mao: Bì mao là lỗ chân lông. Phế điều khiển quá trình đóng mở của lỗ chân lông và điều tiết cơ thể. Khi cơ thể gặp lạnh, lỗ chân lông sẽ mở ra và khí tà sẽ đi vào. Còn khi cơ thể ốm, nóng, sốt thì lỗ chân lông khép lại, bít tắc khí tà trong cơ thể.
Các nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp
Theo Y học cổ truyền, âm dương là căn bản của vạn vật. Trong cơ thể người cũng vậy, âm dương cân bằng là trạng thái lý tưởng. Sự vận hành của cơ thể người nếu thuận theo âm dương tự nhiên thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, còn khi âm dương mất cân bằng thì sẽ sinh ra bệnh.
- Viêm đường hô hấp có thể được sinh ra khi cơ thể mất cân bằng âm dương vì một số lý do như ăn uống không khoa học, sinh hoạt bất hợp lý, uống nhiều rượu bia, ít vận động cơ thể….
- Do các yếu tố ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt: phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho, đờm nhiều…
- Do viêm nhiễm từ một tổ chức nào đó và gây biến chứng.
- Do ngoại tà xâm nhập: không khí lạnh, không khí nhiễm khuẩn, hít phải khói bụi ô nhiễm. Vi khuẩn trong không khí rất nhiều, khi hít thở thì chúng có thể đi vào và gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Do hệ miễn dịch kém: mỗi người đều có hệ miễn dịch như nhau, tự sản sinh ra các kháng thể để chống lại kháng nguyên, sinh vật lạ, vi khuẩn. Tuy nhiên vì một vài lý do như ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, không vận động tập thể dục thường xuyên, mắc bệnh lý…. nên có người bị suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
Tình trạng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
Triệu chứng của viêm đường hô hấp
- Dấu hiệu rõ nhất là khô họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Đau nhức đầu, đau cơ vai gáy. Nặng hơn nữa là đau mỏi toàn thân.
- Khi khí tà đi sâu vào bên trong cơ thể sẽ kích thích gây ho, viêm họng, viêm phế quản. Không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi rất nguy hiểm.
- Hắt hơi
- Họng có đờm: ban đầu là đờm loãng, đờm trong. Khi nặng hơn thì đờm đặc màu xanh hoặc vàng. Đờm vàng là đã có sự nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.
- Sốt cao nếu bị viêm họng. Sốt nhẹ và vừa nếu là viêm phế quản, viêm phổi. Hay sốt âm ỉ và về chiều tối.
Các cách chữa bệnh thông thường khi bị viêm đường hô hấp
Chữa bằng Tây Y:
Dùng các loại thuốc thông dụng như thuốc giảm đau Paracetamol; thuốc xịt thông mũi giảm nghẹt mũi như Naphazolin, Xylometazolin; thuốc giảm ho Codein, Pholcodine; thuốc cảm cúm hạ sốt như Panadol…
Chữa bằng Đông Y:
Đông y có nhiều vị thảo dược có tính kháng sinh tự nhiên cao, vừa an toàn vừa hiệu quả không tác dụng phụ.
– Sử dụng xuyên tâm liên:
- Xuyên tâm liên được mệnh danh là vua đắng và có công dụng rất mạnh. Đúng như tên gọi, xuyên tâm liên tác động thẳng đến tim giúp tim hoạt động tốt hơn, từ đó giúp phổi được khỏe mạnh.
- Xuyên tâm liên có tính kháng sinh cao và phổ rộng. Xuyên tâm liên kháng hầu như các loại vi khuẩn có hại cho đường hô hấp như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn….
- Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu thũng, chỉ thống. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm phổi rất tốt.
– Sử dụng thanh ngâm:
- Phổ kháng khuẩn cao và rộng tương tự như xuyên tâm liên.
- Có tác dụng chống viêm cực mạnh.
- Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng giảm đau.
– Sử dụng gừng, tỏi, mật ong:
Uống nước đường gừng, trà gừng mật ong; tỏi với mật ong, tỏi với rượu giúp ấm người lên, ấm họng, giảm ho. Khi bắt đầu có triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm thì sử dụng luôn cách này sẽ đỡ ngay.
– Sử dụng vị thảo dược trần bì:
- Trần bì có vị cay, tính ấm, có tác dụng tốt với phế.
- Trần bì có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đờm, ức chế một số loại vi khuẩn, ức chế co thắt cơ tử cung nên được dùng để chữa các chứng đầy bụng, khó tiêu, ho có nhiều đờm, cao huyết áp.
- Kết hợp trần bì với đẳng sâm, bạch linh, cam thảo, bạch truật sắc lấy nước uống để chữa chứng tỳ vị hư triệu chứng là ho có đờm, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn.
– Xông bằng lá:
Cách này giúp lỗ chân lông mở ra đẩy các tà khí ra ngoài. Khi xông xong uống nước gừng nóng hoặc uống chính nước lá xông để ấm cả trong lẫn ngoài cơ thể, tà khí không xâm nhập vào được. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi cảm cúm, cảm lạnh và mới xuất hiện triệu chứng nhẹ. Khi tà khi đã đi sâu vào trong cơ thể, nhiễm khuẩn rồi thì không được xông nữa, rất nguy hại. Khi bệnh nặng rồi mà xông lá thì các tà khác đi qua lỗ chân lông gây viêm nhiễm bệnh nặng hơn, từ cúm có thể gây ra viêm phế quản, viêm phổi.
Cách phòng bệnh về đường hô hấp
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều trái cây, rau xanh; bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ vitamin và các loại dưỡng chất.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là tai mũi họng, bàn tay, bàn chân.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Đeo khẩu trang khi ra đường để giữ ấm mũi họng và tránh được khói bụi, khói thuốc lá….
- Tiêm vacxin hàng năm có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vacxin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
- Không tự ý uống thuốc. Nếu có biểu hiện bệnh phải đi khám để được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Hy vọng bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh viêm đường hô hấp giúp bạn có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bài viết này có hữu ích không?