Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến. Triệu chứng bệnh gần giống với cảm lạnh thông thường nên các bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan khi bé bị viêm họng mủ. Không cho bé đi khám và điều trị ngay dẫn đến hệ lụy phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy bệnh viêm họng mủ ở trẻ em là gì, biểu hiện ra sao và nguy hiểm như thế nào, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây:
Viêm họng mủ ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm họng mủ ở trẻ em còn được gọi là viêm họng có mủ hay viêm họng có đốm trắng, là bệnh lý ở đường hô hấp phổ biến ở các bé. Bệnh này thường do các loại virus, vi khuẩn gây nên. Vi rút, vi khuẩn bên ngoài có thể thâm nhập vào cơ thể bé, tấn công làm cho cổ họng bé bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mưng mủ.
Cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà
Sau một thời gian nếu không được chữa trị, vùng niêm mạc còn non nớt ở thành họng của bé bị phình lên thành những hạt hoặc có mủ. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu và gây ra những bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt của các bé.
Viêm họng cấp có mủ ở trẻ em là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm họng ở trẻ. Khi bé bị viêm họng có mủ sẽ luôn cảm thấy đau rát khó chịu ở trong cổ họng. Bố mẹ cần chú ý quan sát để kịp thời có phương án khắc phục cho bé.
Triệu chứng viêm họng có mủ ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm họng có mủ thường có một số biểu hiện giống với cảm cúm thông thường, đôi khi bị nhầm lẫn thành viêm amidan có mủ ở trẻ em. Do vậy, các bậc cha mẹ chủ quan nghĩ rằng bệnh không gây nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên nhiều trường hợp viêm họng cấp mủ ở trẻ em có khả năng gây biến chứng nặng nề cho trẻ. Khi trẻ có các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Ho: Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm. Các cơn ho thường kéo dài và ho nhiều hơn về đêm.
- Sốt: Viêm họng kèm theo sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có virus, vi khuẩn tấn công. Các bé có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp bé không bị sốt.
- Đau họng: Đau họng và họng có mủ trắng là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh này. Các bé thường chán ăn do có cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn. Thậm chí uống nước hoặc nuốt nước bọt cũng đau. Nếu để ý kỹ trong cổ họng bé có các đốm mủ màu trắng, một số bé sẽ có đốm mủ màu xanh, sưng viêm ở thành họng hoặc trên amidan. Đốm mủ này có thể theo ra ngoài khi bé ho hoặc khạc đờm.
- Ngứa họng: Cảm giác này xuất hiện khi các hạt chứa mủ hình thành trong cổ họng. Lúc này lớp niêm mạc trong họng bị kích thích nên bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Cổ họng nhiều mủ: Đây là triệu chứng trẻ em bị viêm họng có mủ dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu để ý kỹ trong cổ họng bé có các đốm mủ màu trắng. Một số bé sẽ có đốm mủ màu xanh, sưng viêm ở thành họng hoặc trên amidan. Đốm mủ này có thể theo ra ngoài khi bé ho hoặc khạc đờm.
- Miệng hôi: Mủ trắng xuất hiện trong sẽ khiến hơi thở nặng mùi, mùi rất khó chịu.
- Một số biểu hiện khác: Trẻ bị khản giọng, mất tiếng, thở khò khè đôi khi thở bằng miệng khi ngủ. Bé hay mệt mỏi, bỏ bữa, bỏ bú, nôn trớ nhiều và quấy khóc.
Khi nhận thấy bé có các triệu chứng trên ba mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Chậm trễ trong quá trình phát hiện bệnh, tìm nguyên nhân và chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh của bé tiến triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng có mủ trắng ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây ra viêm họng có mủ trắng ở trẻ em là do vi khuẩn thuộc chủng liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện sau khi trẻ bị sởi, thủy đậu, cảm cúm. Bệnh viêm họng mủ ở trẻ nhỏ có tỷ lệ cao xảy ra với bé bị viêm vòm họng cấp lâu ngày không khỏi, viêm họng mãn tính hoặc bị dị ứng với lông động vật, bụi, nấm mốc, phấn hoa…
Một số nguyên nhân gián tiếp khác khiến trẻ dễ mắc viêm họng mủ là:
- Thói quen ăn uống: Trẻ thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh hoặc đồ quá lạnh… cũng là tác nhân gây kích ứng vùng họng khiến gia tăng tỷ lệ viêm họng mủ.
- Vệ sinh đường hô hấp không tốt: Bé không có thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh khiến virut, vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, mũi, họng và trú ngụ ở đây gây viêm nhiễm nặng nề.
- Sức đề kháng yếu: Trẻ có hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện cùng với tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen suyễn…dễ bị mắc bệnh viêm họng mủ.
Biến chứng của viêm họng mủ
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm họng mủ có thể gây viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác như tai mũi miệng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em có tiền sử bệnh tim. Viêm họng mủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tâm thất. Những biến chứng có thể xảy ra mà cha mẹ cần cảnh giác:
- Gây bệnh lý vùng tai mũi họng: Các bộ phận này thông với nhau nên nếu bé bị viêm họng mủ kéo dài thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan tấn công vào các bộ phận khác thuộc đường hô hấp. Từ đó gây ra các bệnh như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi họng.
- Biến chứng đường thở: Viêm nhiễm họng gây ra áp xe thành họng, viêm phổi. Do đó bị viêm họng mủ sẽ gây ra sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đường thở của con.
- Tác nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng: bị bệnh khiến con gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống. Khi nuốt thức ăn trẻ bị đau nên thường xuyên bỏ ăn, quấy khóc. Dẫn tới làm chậm quá trình phát triển và khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do không hấp thụ đủ lượng thức ăn cần thiết.
- Biến chứng toàn thân: gây hở van tim viêm màng tim gây hẹp hoặc viêm thận.
XEM THÊM:
Cách chữa viêm họng mủ tại nhà
Viêm họng hạt có mủ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Trẻ bị viêm họng sốt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Điều trị viêm họng mủ ở trẻ em
Bệnh viêm họng có mủ ở trẻ sơ sinh có thể gặp ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị, cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ khác nhau phù hợp với thể trạng của bé:
- Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ bị viêm họng mủ sốt mấy ngày? Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ hơn 2 ngày chưa hạ sốt, nhìn cổ họng có triệu chứng sưng tấy, bé khó thở và quấy khóc liên tục thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngày lập tức để bác sỹ điều trị.
- Với trẻ lớn hơn: Ba mẹ có thể hạ nhiệt tại nhà cho bé bằng cách chườm khăn ấm. Khi bé ốm không tắm mà chỉ lau người cho bé tại các vùng có nhiệt tăng cao như trán, nách, bẹn. Tuyệt đối không được sử dụng đá hoặc nước lạnh để hạ sốt cho bé. Ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc điều trị viêm họng mủ để giảm ho, làm dịu họng.
Một số cách chữa viêm họng mủ tại nhà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để bé cảm thấy dễ chịu và quá trình điều trị được rút ngắn hơn:
- Ba mẹ nên cho bé ăn đồ ăn lỏng để giảm bớt cảm giác đau rát khi nuốt. Mẹ nên nấu các món cháo, súp, canh thơm ngon, bổ dưỡng để bé bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cho bé uống nhiều sữa.
- Tăng cường cho bé ăn hoa quả, rau xanh nhất là các loại chứa nhiều vitamin C và kẽm.Bởi 2 chất này có tác dụng tốt với bé bị viêm họng mủ. Một số thực phẩm như cà chua, cà rốt, súp lơ… là lựa chọn tốt, tuy nhiên cần chế biến chín mềm để con dễ ăn.
- Cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà: Mẹ có thể cho bé uống trà mật ong và nước ấm vào buổi sáng. Cách này có thể làm giảm ho, dịu những cơn đau rát họng.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, vui chơi của các bé. Đảm bảo môi trường trong lành không khói thuốc, bụi bẩn, các tác nhân khiến bé bị dị ứng.
- Vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ, thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Với trẻ đã lớn có thể cho con súc miệng với nước muối để tiêu diệt vi rút, vi khuẩn.
- Giữ ấm cho con nhất đặc biệt là vùng cổ và mũi vào giai đoạn chuyển mùa và hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người dễ lây nhiễm bệnh.
Bệnh viêm họng có mủ trắng ở trẻ em có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do vậy, để các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt ba mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể con gây ra bệnh lý này.
Chữa viêm họng có mủ trắng ở trẻ em bằng Phytocine
Viêm họng mủ ở trẻ em uống thuốc gì? Ngoài các cách điều trị và phòng ngừa trên, các mẹ có thể chữa viêm họng mủ cho bé bằng Phytocine. Đây là sản phẩm không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng có mủ trắng như ho, sốt, đau rát họng, ho có đờm, khàn tiếng…. Mà bên cạnh đó, các thảo dược có trong Phytocine như xuyên tâm liên, cây thanh ngâm còn giúp tăng cường đề kháng hệ hô hấp, phòng ngừa các bệnh hệ hô hấp rất tốt.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Phytocine là sản phẩm bảo vệ sức khỏe đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất hoàn toàn từ kháng sinh tự nhiên có trong tỏi, gừng, gió, mật ong, xuyên tâm liên, cây thanh ngâm với nhiều tính năng đột phá trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp. Có khả năng chữa lành và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát lại ở trẻ. Sản phẩm có thể dùng được cho trẻ em trên 6 tuổi. Tình trạng bệnh có thể cải thiện chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm họng có mủ trắng ở trẻ em. Hy vọng bài viết hữu ích với các phụ huynh đang có con bị bệnh này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm vui lòng liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ chuyên khoa hô hấp nhi giải đáp sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Viêm họng mủ có giống viêm amidan mủ ở trẻ em không bác sỹ?
Chào bạn!
Viêm họng mủ khác viêm amidan mủ bạn nhé.
Trẻ 3 tuổi bị viêm họng mủ uống thuốc gì thưa bác sỹ?
Chào bạn!
Để tư vấn chi tiết cho câu hỏi “Trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì?”.
Bạn hãy để lại số điện thoại và tình trạng viêm họng hiện tại cảu trẻ để được chuyên gia tư vấn ạ.
Bé nhà mình 8 tuổi, hay bị viêm họng hạt có dùng được Phytocine ko?
Chào bạn, để được tư vấn về tình trạng viêm họng hạt của bé nhà mình, bạn để lại thông tin ở form bên trên để nhận được tư vấn nhé!
Bé bị viêm họng mủ uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Chào bạn,
Bạn có thể chữa viêm họng mủ cho bé bằng Phytocine. Đây là sản phẩm không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng có mủ trắng như ho, sốt, đau rát họng, ho có đờm, khàn tiếng…. Mà bên cạnh đó, các thảo dược có trong Phytocine như xuyên tâm liên, cây thanh ngâm còn giúp tăng cường đề kháng hệ hô hấp, phòng ngừa các bệnh hệ hô hấp rất tốt.