Viêm họng không nên ăn gì? 7 thực phẩm cần phải tránh!

Đăng ngày: 30/11/2023 - Cập nhật: 08/12/2023

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu

Biên tập viên: Nguyễn Thị Giang

Viêm họng không nên ăn gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này nhưng không phải ai cũng biết tất cả những món ăn cần tránh. Trong khi điều này lại hết sức quan trọng khi là điều kiện cần để chữa viêm họng nhanh khỏi. Hôm nay, hãy cùng Phytocine tìm hiểu toàn bộ các loại thực phẩm không nên ăn khi bị viêm họng nhé!

1. Viêm họng là gì? Tại sao bị viêm họng? Ai dễ mắc bệnh viêm họng?

viêm họng không nên ăn gì? 7 thực phẩm cần phải tránh - Phytocine
Viêm họng không nên ăn gì và nên ăn gì? Làm thế nào để phòng tránh và chữa bệnh viêm họng?

1.1. Viêm họng là gì?

Viêm họng là hiện tượng lớp niêm mạc họng bị viêm dẫn đến sưng, gây đau rát, khó khăn khi nói và ăn uống hàng ngày có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Viêm họng là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, dù là người lớn hay trẻ em và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.

1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm họng

Các biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm họng đó là cổ họng khô và đau rát khi nuốt thức ăn, đồ uống hay thậm chí ngay cả khi nuốt nước bọt bình thường. Bên cạnh đó, tuỳ theo nguyên nhân gây viêm họng mà còn có thể có thêm các triệu chứng khác như:

  • Ho khan
  • Ho có đờm
  • Sưng họng
  • Cổ nổi hạch
  • Đau nhức đầu
  • Ăn uống mất ngon
  • Sốt, cảm lạnh

1.3. Nguyên nhân gây viêm họng

Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bị viêm họng có thể kể tới như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Thống kê cho thấy có tới 80% người bị viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra như: virus cúm A, cúm B, pyogenes…
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá là những tác nhân phổ biến nhất, dễ gặp hàng ngày; bên cạnh đó các loại hoá chất hay chất kích ứng khác khi tiếp xúc do đặc thù công việc, sinh sống cũng có thể gây viêm họng.
  • Thời tiết thay đổi: Sự thất thường của thời tiết, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ hay chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, thời tiết khô hanh, thời tiết lạnh cũng rất dễ gây viêm họng, đặc biệt là đối với trẻ em.
  • Bệnh lý: Người đang bị bệnh cũng có thể bị viêm họng mà điển hình là trào ngược dạ dày thực quản.
người có sức đề kháng kém dễ bị viêm họng, nhất là trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh khác - Phytocine
Có nhiều tác nhân gây viêm họng nhưng nguyên nhân sâu xa gây viêm họng là do sức đề kháng kém, nhất là trẻ em và người cao tuổi

1.4. Ai dễ mắc bệnh viêm họng?

Viêm họng là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bệnh viêm họng chủ yếu xảy ra ở những người có sức đề kháng kém như:

  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm khói bụi
  • Người mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính

Để phòng ngừa bệnh viêm họng nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung thì nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch có thể bằng các loại kháng sinh tự nhiên như: tỏi, mật ong, gừng… là điều chúng ta nên làm hàng ngày! Vì dù là do nguyên nhân gì thì tác nhân đầu tiên khiến bệnh viêm họng nhen nhóm là do sức đề kháng kém.

Vì thế người bị viêm họng nếu nâng cao sức đề kháng có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, chỉ cần chú ý về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Vậy người bị viêm họng không nên ăn gì và nên ăn gì?

2. Viêm họng không nên ăn gì?

Điều trị viêm họng cần phải hết sức chú ý tới chế độ ăn uống vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị, ngay cả khi dùng thuốc trị viêm họng cũng không được chủ quan. Vì thế viêm họng không nên ăn gì là điều cần nắm chắc!

Dước đây là các món ăn mà người bị ho viêm họng không nên ăn:

2.1. Đồ ăn cay nóng

Đứng đầu trong danh sách thực phẩm trả lời cho câu hỏi “viêm họng không nên ăn gì” chính là đồ cay nóng! Đây là sở thích của nhiều người với các món như: hạt tiêu, ớt, gừng, giềng, sả… Tuy nhiên khi bị viêm họng thì hết sức cần tránh vì đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích lớp niêm mạc cổ họng vốn đang bị tổn thương trở nên tệ hơn, gây sưng, phù nề, đau rát cực kỳ khó chịu.

viêm họng không nên ăn gì? - bạn cần tránh ăn đồ cay nóng - Phytocine
Người bị viêm họng không nên ăn đồ cay nóng vì sẽ làm tình trạng bệnh trở nên xấu thêm!

Bên cạnh đó đồ ăn, đồ uống quá nóng cũng cần phải tránh. Nhiều người bị viêm họng thường nghĩ do bị lạnh nên ăn và uống đồ nóng. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao sẽ gây phản tác dụng, khiến cổ họng bị kích thích, tăng cảm giác đau rát. Vì thế chỉ nên ăn và uống đồ ở nhiệt độ ấm vừa phải thì sẽ tạo cảm giác dễ chịu khi nuốt.

2.2. Đồ ăn, đồ uống lạnh

Ngoài đồ ăn cay nóng, người bị viêm họng không nên ăn các loại thực phẩm hay uống lạnh như: kem, các đồ uống có đá. Đồ ăn, thức uống lạnh khiến vùng họng dễ bị vi khuẩn tấn công, lớp niêm mạc họng bị kích thích, tăng tiết thêm dịch nhầy, gây ho và đau rát.

2.3. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán cũng nằm trong danh sách đồ ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ cần tuyệt đối hạn chế không cho trẻ bị viêm họng ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đặc biệt là những món đồ ăn nhanh được rán đi rán lại nhiều lần!

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thậm chí các món xào nếu cho quá nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng độ nhớt của dịch nhầy bám ở cổ họng. Từ đó khiến lớp niêm mạc họng bị kích thích liên tục, gây viêm, đau rát, ho lâu ngày, ho có đờm, khó thở, khó nuốt làm người bệnh khó chịu hơn.

viêm họng không nên ăn gì? - đồ chiên rán nhiều dầu mỡ là đồ ăn cần phải tránh nhất là trẻ em - Phytocine
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho dịch nhầy và đờm khó tiêu hơn khiến bệnh viêm họng nặng hơn nên người bị viêm họng không nên ăn

2.4. Đồ ăn khô, cứng, giòn

Đồ ăn khô, cứng, giòn phần lớn là những món ăn vặt khá ngon miệng và ăn rất cuốn. Tuy nhiên, các loại đồ ăn khô và cứng này khi nuốt có thể cọ xát vào cổ họng, khiến vùng niêm mạc họng bị xước, có thể tạo ra các vết thương hở chảy máu, gây nhiễm trùng, sưng tấy, đau rát và khiến tình trạng viêm họng lâu khỏi hơn.

Các loại đồ ăn khô cứng khá phổ biến như: bánh quy, bánh mì giòn, bánh đa, đồ sấy khô…

2.5. Đồ ăn, đồ uống chua

Đồ ăn chua chắc hẳn sẽ làm nhiều người bất ngờ khi tìm hiểu viêm họng không nên ăn gì. Bởi không ít người cho rằng việc ăn, uống các món đồ chua như nước chanh, nước cam, me, cóc… sẽ giúp cơ thể có thêm vitamin C và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên các loại thực phẩm này cũng cần phải hạn chế khi bị viêm họng. Bởi ngoài việc có vitamin C, thì các loại đồ chua thường có hàm lượng axit cao gây kích thích niêm mạc họng khi nuốt làm tăng thêm triệu chứng đau rát cổ họng, ho lâu ngày.

Nếu vẫn muốn sử dụng, thì bạn nên lựa chọn các món có thể làm ấm, ví dụ như nước chanh, nước cam pha ấm để khi uống dễ chịu hơn, giảm đau rát. Tuy vậy cũng ko nên sử dụng quá thường xuyên trong thời gian bị viêm họng.

người bị viêm họng không nên ăn hay uống đồ chua quá - Phytocine
Đồ ăn, đồ uống chua có hàm lượng axit cao có thể kích thích niêm mạc họng làm bệnh lâu khỏi

2.6. Đồ uống có cồn, có chất kích thích

Người bị viêm họng không nên uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hay đồ uống có chứa chất kích thích điển hình như cà phê. Nguyên nhân là do cồn và các chất kích thích làm thân nhiệt tăng, khiến cơ thể nhanh mất nước hơn, làm cổ họng nhanh ở trong tình trạng khô hơn gây khó chịu khi nuốt. Ngoài ra, những đồ uống này cũng gây kích thích niêm mạc họng làm tăng triệu chứng ngứa rát họng và ho.

2.7. Thuốc lá

Tuyệt đối không hút thuốc lá khi bị viêm họng! Không chỉ vậy, người bị viêm họng còn nên tránh xa khu vực có khói thuốc! Thuốc lá không chỉ không tốt với người bị viêm họng mà còn là tác nhân gây ho lâu ngày không khỏi.

Khói thuốc gây kích ứng niêm mạc họng và làm khô họng. Ngoài ra, các chất độc hại khác trong khói thuốc có thể gây sưng đau rát họng, tăng tiết dịch đờm khiến bệnh kéo dài.

người bị viêm họng tuyệt đối không hút thuốc lá và nên tránh xa khu vực có khói thuốc - Phytocine
Người bị viêm họng tuyệt đối không hút thuốc lá! Thậm chí là phải tránh những nơi có nhiều khói thuốc vì các chất trong thuốc lá rất độc hại có thể gây ho lâu ngày không khỏi!

3. Bị viêm họng nên ăn gì?

Điều gây khó chịu nhất khi bị viêm họng đó là cảm giác đau, rát cổ họng khi ăn uống. Trẻ nhỏ khi bị viêm họng thường quấy, biếng ăn cũng vì lý do này. Vì vậy, ngoài việc xem viêm họng không nên ăn gì, bạn cũng nên biết các loại thực phẩm nên sử dụng gồm các loại đồ ăn mềm, uống các loại nước ấm vừa phải giúp dễ nuốt và không gây kích thích họng.

Các loại đồ ăn đồ uống người bị viêm họng nên ăn có thể kể tới như:

  • Các loại cháo, súp
  • Ngũ cốc, yến mạch nhưng được pha với nước hoặc sữa ấm
  • Sữa chua (không nên ăn ngay khi mới lấy ra từ tủ lạnh mà nên để 1 lát cho bớt lạnh rồi mới ăn)
  • Trứng
  • Nước ép trái cây (không nên chọn loại quả quá chua và nên pha bằng nước ấm)
  • Khoai tây nghiền
  • Đồ ăn giàu chất xơ như rau xanh
  • Các thực phẩm giàu kẽm
người bị viêm họng nên ăn các món cháo, súp hay các đồ ăn mềm - Phytocine
Người bị viêm họng nên ăn các đồ ăn mềm giúp dễ nuốt và làm dịu cơn đau rát họng ví dụ như cháo hay súp có nhiều dinh dưỡng và dễ ăn

4. Cách điều trị viêm họng nên dùng

Tới đây chắc bạn đã rõ viêm họng không nên ăn gì và nên ăn gì. Bên cạnh đó, để chữa viêm họng, ngoài chú ý tới chế độ ăn uống để làm tiền đề chữa bệnh, bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm họng sau:

4.1. Súc miệng, súc họng bằng nước muối

Đây là điều đầu tiên bạn cần làm khi bị viêm họng và phải thực hiện thường xuyên hàng ngày. Bạn hãy cho 1 thìa cà phê muối vào trong khoảng 250ml nước ấm, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Sau đó ngậm 1 ngụm nước muối rồi ngửa cổ ra sau để súc họng nhiều lần trước khi nhổ ra ngoài.

Nước muối sẽ giúp sát khuẩn vùng miệng và họng, ngoài ra khi pha với nước ấm sẽ giúp tan bớt đờm. Lưu ý không uống nước muối này nên nếu cha mẹ cho con súc miệng bằng nuối cần dặn trẻ nhớ kỹ!

Ngoài ra, để tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể sử dụng các loại xịt mũi họng. Nhưng nên chú ý là lựa chọn dùng các loại xịt có nguồn gốc tự nhiên để tránh các tác dụng phụ xấu tới sức khoẻ.

»»» Có thể bạn quan tâm: Xịt mũi họng SARsinus nguồn gốc thảo dược giúp thông mũi, thoáng họng

viêm họng phát ban nên súc miệng nước muối - Phytocine
Súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm là điều nên làm đều đặn mỗi ngày khi bị viêm họng

4.2. Sử dụng thực phẩm, thảo dược tự nhiên

Có khá nhiều cách chữa viêm họng bằng các thực phẩm, thảo dược dân gian dễ thấy ngay trong cuộc sống như: mật ong, gừng, chanh, quất… Ưu điểm chung của những cách này đó là an toàn và lành tính khi dùng nên rất phù hợp với trẻ em, người cao tuổi và người đang mắc bệnh khác. Tuy vậy, khi áp dụng những cách này thì nên kiên trì sử dụng đều trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất!

4.3. Sử dụng các loại thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng để trị viêm họng

Các loại thuốc không kê đơn trị viêm họng như các loại siro hay viên ngậm khá an toàn, giúp làm dịu cảm giác đau rát cổ họng. Khi sử dụng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng đúng theo liệu trình được khuyến nghị hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng nhé!

Bên cạnh đó, vì sức đề kháng kém là nguyên nhân khiến dễ bị mắc viêm họng nên bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn. Một trong những thực phẩm chức năng tốt cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng bạn nên dùng là Phytocine.

Phytocine là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc không chỉ hoàn toàn từ thiên nhiên mà còn được tạo ra bởi 5 loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh là: Xuyên tâm liên, Cao thanh ngâm, Tỏi, Mật ong, Gừng gió. Với sự kết hợp của 5 loại kháng sinh tự nhiên này, Phytocine có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể một cách hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ và phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Phytocine sản phẩm bảo vệ đường hô hấp phòng ngừa bệnh hậu covid 19
Phytocine được chiết xuất từ 5 loại kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng 1 cách tự nhiên và an toàn cho sức khoẻ khi dùng đều đặn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp

»»» Các bạn quan tâm có thể xem chi tiết sản phẩm Phytocine – Kháng sinh tự nhiên tại đây!

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã biết rõ bị viêm họng không nên ăn gì, lý do không nên ăn uống các loại thực phẩm đó và những cách chữa viêm họng nên dùng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm họng hay các bệnh đường hô hấp khác, xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ tư vấn, giải đáp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!

Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu
Latest posts by Thạc sĩ Vũ Thị Nhiễu (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN




      Block "lien-he-mobile" not found

      khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline