Khi bị viêm họng, chúng ta thường nghe đến những cụm từ như viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính, viêm họng mãn tính đợt cấp. Vậy viêm họng mãn tính đợt cấp là gì? Viêm họng mãn tính đợt cấp có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được Phyto-cine giải đáp trong bài viết dưới đây.
Viêm họng mãn tính đợt cấp là gì?
Khi bị viêm họng mãn tính, trong năm sẽ có những đợt phát bệnh trở lại. Những đợt tái phát đó được gọi là viêm họng mãn tính đợt cấp. Vì vậy, viêm họng mãn tính đợt cấp thực chất chính là viêm họng mãn tính mà chúng ta thường nghe.
Khi đã chuyển sang viêm họng mãn tính, thì các phương pháp điều trị viêm họng cấp tính không còn đáp ứng được. Việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, khi có những dấu hiệu đầu tiên của viêm họng cấp như đau rát cổ họng, khàn giọng…thì bạn nên tìm biện pháp chữa trị triệt để ngay từ đầu.

Viêm họng mãn tính đợt cấp có nguy hiểm không?
Thông thường, khi bị viêm họng mãn tính đợt cấp, người bệnh sẽ có những triệu chứng của viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính, điển hình như:
- Khô rát họng, ngứa họng.
- Vướng nghẹn khi nuốt thức ăn hay nước uống.
- Khi ngủ dậy thường có đờm đặc trong cổ họng gây khó chịu. Phải khạc đờm, đằng hắng để là long đờm. Khi nhổ đờm sẽ thấy có dịch nhầy kèm theo.
- Ho nhiều vào ban đêm hoặc khi trời lạnh.
- Khàn giọng
Về cơ bản, viêm họng mãn tính đợt cấp là gi? Đây là bệnh lành tính, các triệu chứng của viêm họng mãn tính đợt cấp có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Lúc này người bệnh sẽ khỏe mạnh và không có vấn đề gì về sức khỏe.
Nhưng nếu khi viêm họng mãn tính đợt cấp tái phát mà người bệnh chủ quan, không có biện pháp chữa trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe thành họng, viêm tấy xung quanh vòm họng.
- Viêm các cơ quan hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm tai giữa…
- Nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản cấp, viêm ngoài màng tim, viêm khớp.
- Nếu viêm họng mãn tính không điều trị, lâu ngày dẫn đến tình trạng họng sưng to, ho nhiều có đờm đặc, ho lâu ngày, ho ra máu… và có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, tăng nguy cơ tử vong.

Cách chữa viêm họng mãn tính đợt cấp
Để chữa viêm họng mãn tính đợt cấp, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà, hoặc dùng kháng sinh. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ nặng nhẹ của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách chữa viêm họng mãn tính đợt cấp dân gian
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Các nguyên liệu đều có sẵn trong nhà hoặc trong vườn. Khi bị bệnh, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau đây.
Nước muối
Sử dụng nước muối là cách làm đơn giản nhất nhưng vẫn mang hiệu quả không ngờ. Muối có tính diệt khuẩn cao, có tác dụng diệt vi khuẩn bám ở niêm mạc họng, giúp họng trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường. Chỉ cần pha muối với nước ấm rồi súc miệng và họng hằng ngày là được, nhất là sau khi mới ngủ dậy và mới đi ra ngoài về.
Mật ong
Mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, khám viêm, long đờm nên được dùng nhiều để chữa các bệnh về viêm đường hô hấp. Để chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong, có thể dùng theo các cách sau:
- Mật ong nguyên chất: ngày ngậm trực tiếp 1-2 thìa cà phê mật ong, rồi nuốt từ từ. Thực hiện ngày 2-3 lần.
- Mật ong và tỏi: Đập dập vào tép tỏi rồi trộn hoặc ngâm cùng mật ong. Sau đó lấy tỏi ngậm và nuốt từ từ để các dưỡng chất trong tỏi và mật ong ngấm sâu vào thành họng.
- Mật ong ngâm chanh đào, đường phèn: Chanh đào rửa sạch cắt thành lát cho vào hũ thủy tính. Cho đường phèn và mật ong ngâm chanh đào rồi ngâm ít nhất 7-10 ngày. Sau đó đem ra sử dụng. Mỗi lần dùng lấy 1-2 thìa cà phê nước cốt để ngậm và nuốt, có thể ăn cùng bã chanh để tăng hiệu quả.

Rau diếp cá
Rau diếp cá một nắm rửa sạch rồi xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cùng nước vo gạo đặc và đun sôi. Uống 2-3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Kháng sinh chữa viêm họng mãn tính đợt cấp
Trị viêm họng mãn tính đợt cấp bằng cách dân gian thường phải kiên trì. Nếu bạn muốn bệnh nhanh chóng thuyên chuyển thì có thể dùng thuốc kháng sinh.
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh tự nhiên chữa viêm họng mãn tính đợt cấp.
Nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê nhóm kháng sinh phổ rộng để tiêu diệt vi khuẩn như Roxithromycin, Penicillin, Augmentin…
Nếu do dị ứng sẽ kê kháng sinh chống dị ứng thuộc nhóm Histamin và nhóm Corticoid
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số nhóm thuốc khác để hỗ trợ điều trị bệnh, như thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng viêm, long đờm…

Kháng sinh tự nhiên chữa viêm họng mãn tính đợt cấp
Dùng kháng sinh lâu ngày có thể gây ra tác dụng phụ, hoặc bị kháng kháng sinh nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng. Vì vậy sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn.
Phytocine là sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên như xuyên tâm liên, gừng gió, tỏi, mật ong, cao thanh ngâm. Các thảo dược này chứa lượng kháng sinh tự nhiên dồi dào. Vì vậy Phytocine mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
Khi sử dụng Phytocine đúng cách sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng mãn tính như giảm đau rát họng, giảm ho sốt, giảm đờm nhầy… Bên cạnh sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhờ chiết xuất 100% từ tự nhiên, Phytocine rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, và đặc biệt không gây ra tình trạng kháng kháng sinh như các loại thuốc khác.Vì vậy người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm Phytocine.

Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được viêm họng mãn tính đợt cấp là gì, có nguy hiểm không? Để mang lại hiệu quả chữa trị cao, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Phytocine của công ty cổ phần tập đoàn 3T – Đức Thịnh Group. Chỉ cần để lại thông tin ở dưới bài viết, hoặc gọi đến hotline 087 904 8866, các chuyên gia của Phytocine sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?