Viêm họng nặng phải làm gì? Cách chữa viêm họng nặng

Đăng ngày: 14/08/2021 - Cập nhật ngày 14/05/2022.

Viêm họng là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tùy từng giai đoạn mà có những triệu chứng khác nhau. Khi bị viêm họng nặng người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng như sưng, đau, nóng… Vậy khi bị viêm họng nặng phải làm gì và cách chữa viêm họng nặng như thế nào cho hiệu quả?

Viêm họng nặng là gì?

Viêm họng được chia thành hai dạng, gồm viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, viêm họng thường có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trong khi đó các triệu chứng ở giai đoạn mãn tính thường nhẹ hơn nhưng âm ỉ, kéo dài và khó chữa.

Viêm họng nặng thường ở vào giai đoạn cấp tính. Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa, rát nhẹ. Khi bị nặng hơn, họng sẽ chuyển sang trạng thái sưng – đau – nóng – đỏ. Lúc này thường đi kèm với những cơn sốt cao. Người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.

Một số trường hợp viêm họng nặng kéo dài ở giai đoạn mãn tính. Người bệnh cần lưu ý bởi viêm họng nặng lâu ngày có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm thanh quản, viêm amidan, ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp.

Viêm họng nặng phải làm gì để nhanh khỏi?
Viêm họng nặng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Dấu hiệu – Triệu chứng của viêm họng nặng

Khi chuyển sang giai đoạn nặng thì các dấu hiệu, triệu chứng cũng nặng hơn. Có 4 triệu chứng cơ bản nhất của viêm họng nặng, gồm sưng, đau, nóng và đỏ.

Đỏ: Khi niêm mạc họng bị tổn thương, cơ thể tạo ra phản ứng để loại bỏ các mô bị tổn thương để bắt đầu quá trình lành lại. Lúc này các mạch máu bị giãn ra, lưu lượng máu dồn về các mô tăng lên, tạo ra sự mẩn đỏ ở vùng bị tổn thương. Do đó khi bị viêm họng nặng, vùng niêm mạc họng sẽ chuyển sang màu đỏ.

Sưng: Sưng cũng là một dấu hiệu bị viêm họng nặng thường thấy. Khi tính thấm của mạch máu tăng lên, cho phép chất lỏng, protein và các tế bào bạch cầu di chuyển nhiều đến các mô bị tổn thương. Sự dồn lại của các chất này chính là nguyên nhân khiến niêm mạc họng bị sưng lên. Khi nhai, nuốt sẽ có cảm giác vướng víu ở họng.

Đau rát: Triệu chứng của viêm họng nặng điển hình nhất là đau, rát. Nguyên nhân là do các chất trung gian gây viêm như prostaglandins kích hoạt các thụ thể cảm giác đau, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do đó cổ họng luôn có cảm giác đau rát, gây khó chịu nhiều nhất cho người bệnh.

Nóng: Khi lượng máu dồn đến nhiều hơn tại các mô bị viêm sẽ gây ra cảm giác nóng. Vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác nóng ở cổ họng.

Ngoài ra, mưng mủ cũng là một triệu chứng của viêm họng nặng. Lúc này thành họng không chỉ đơn thuần là bị nhiễm trùng mà đã chuyển sang cỏ mủ, gây đau và hôi miệng. Viêm họng hốc mủ có thể xảy ra ở cả giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính.

Viêm họng nặng gây cảm giác sưng, đau, nóng, đỏ
Sưng, đau, nóng, đỏ là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng nặng

Viêm họng nặng phải làm gì?

Viêm họng nặng gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Vì vậy viêm họng nặng phải làm gì là thắc mắc chung của nhiều người. Khi bị viêm họng nặng, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Từ đó tăng cường sức đề kháng, góp phần khỏi bệnh trong thời gian nhanh nhất.

Viêm họng nặng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị viêm họng nặng. Ăn như thế nào để vừa dễ ăn, không gây đau đớn, lại vừa đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức đề kháng là điều không phải ai cũng biết. Sau đây là các loại thực phẩm mà người bị viêm họng nặng nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Đồ ăn mềm, lỏng

Do cổ họng luôn trong tình trạng sưng đau, nên ưu tiên ăn những đồ ăn mềm, lỏng. Chẳng hạn như cháo, súp, bún, phở… Những loại thực phẩm này sẽ giảm bớt sự cọ xát lên vùng họng bị viêm. Nhờ vậy không làm sưng tấy họng và mang lại cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng khi nuốt.

Đồ ăn trơn mát

Các loại đồ ăn có tính trơn, mát cũng là sự lựa chọn phù hợp cho người bị viêm họng nặng. Các loại thực phẩm này đều mềm, trơn và dễ nuốt, tránh tình trạng ma sát vào cổ họng gây đau. Mồng tơi, rau đay, bầu, bí, sữa chua…đều là những thực phẩm trơn, mát nên ăn hằng ngày.

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ giảm đau, làm mát cho người bị viêm họng.

Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, xoài, chuối…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm cũng là nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu kẽm cũng góp phần giúp người bệnh bị viêm họng nhanh bình phục hơn. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như ốc, tôm, cua, ngao, sò, rau chân vịt…

Viêm họng nặng nên ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt
Súp gà là món ăn bổ dưỡng, dễ ăn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Viêm họng nặng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, thì người bị viêm họng nặng cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần tránh. Người bị viêm họng nên tránh ăn những thực phẩm dưới đây.

Đồ ăn khô, cứng

Các loại đồ ăn khô, cứng như đồ nướng, các loại hạt, hoa quả sấy… đều không tốt cho người bị viêm họng. Khi nuốt, chúng sẽ cọ xát mạnh với niêm mạc họng, khiến họng càng bị tổn thương và gây đau đớn cho người bệnh.

Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Người bị viêm họng cũng nên kiêng đồ ăn cay nóng. Đồ cay nóng sẽ kích thích niêm mạc họng khiến họng càng bị sưng đau nhiều hơn. Bên cạnh đó, các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho người bị viêm họng.

Đồ lạnh

Ăn hoặc uống đồ lạnh có thể khiến họng bị sưng nhiều hơn. Vì vậy, đồ ăn lấy ra từ tủ lạnh nên để hết lạnh hoặc làm ấm trước khi ăn. Chỉ uống nước ấm hoặc nước lọc, không nên cho thêm đá vào.

Thực phẩm nhiều axit

Các thực phẩm hoặc trái cây giàu axit như me, chanh, các đồ muối chua. Axit sẽ khiến niêm mạc họng bị ăn mòn và kích thích. Tình trạng đau rát họng càng trở nên tồi tệ hơn.

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm họng nặng

Viêm họng nặng phải làm gì trong sinh hoạt hằng ngày cũng là thắc mắc của nhiều người. Bởi ngoài ăn uống thì chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trị bệnh. Để giúp bệnh mau lành, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học mỗi ngày.

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi trong quá trình điều trị. Tránh làm việc quá sức, tránh suy nghĩ, căng thẳng, stress…
  • Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực, mũi họng, chân, tay. Nếu ra ngoài thì nên đeo khăn quàng cổ.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Nếu phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang, vừa giữ ấm vừa chống bụi bặm xâm nhập.
  • Không nên tắm nước lạnh, tránh bị nhiễm lạnh. Tắm nước ấm còn giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Hằng ngày nên uống nhiều nước để làm ẩm cổ họng, đào thải độc tố. Nên súc họng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày để ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích khác.

Cách chữa viêm họng nặng như thế nào?

Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng khác nhau, như chữa bằng tây y, chữa bằng bài thuốc dân gian… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định.

Viêm họng nặng uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Khi bị viêm họng, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược.

Sử dụng kháng sinh viêm họng nặng

Khi bị viêm họng nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ cho thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc kháng sinh

Nếu bị viêm họng do virus gây ra thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh. Thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu là nhóm beta-lactam, như amoxicillin, cephalexin... Thuốc có tác dụng tiêu diệt virus, mang lại hiệu quả điều trị nhanh. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc ở ngoài tránh tình trạng nhờn thuốc, và gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Sử dụng kháng sinh khi bị viêm họng nặng
Cần tuân theo chỉ định bác sĩ khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm có tác dụng làm giảm phù nề tại chỗ, giúp người bệnh giảm đau khi ăn uống. Thuốc kháng viêm được dùng phổ biến là ibuprofen, diclofenac,…

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu viêm họng gây sốt và đau nhiều, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol. Thuốc này khá an toàn, sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn. Tùy vào độ tuổi sẽ có liều lượng phù hợp. Thuốc uống cách nhau 4-6 tiếng.

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm dùng trong trường hợp bị đờm nhiều, ho có đờm kéo dài gây vướng víu khó chịu. Một số thuốc long đờm thường được chỉ định như Bromhexin, Acetylcystein, Terpin hydrat,…

Thuốc chống dị ứng

Nếu viêm họng nặng gây ra do dị ứng, thì cần sử dụng thuốc kháng histamin H1. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị cho các trường hợp dị ứng bởi phấn hoa, thời tiết, khói bụi…

Thuốc giảm ho

Nếu ho kéo dài, bác sĩ sẽ cho uống các loại thuốc đặc trị ho như Codein, Alimemazin, Dextromethorphan,… hoặc các loại viên ngậm thảo dược.

Phytocine – Hỗ trợ phòng và điều trị viêm họng mãn tính quá phát hiệu quả

Phytocine là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được điều chế từ 100% thảo dược tự nhiên. Thành phần chính gồm có xuyên tâm liên, mật ong, gừng gió, tỏi, cao thanh ngâm. Sự kết hợp giữa các thảo dược này tạo ra một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm đường hô hấp hiệu quả, trong đó có viêm họng.

Sử dụng Phytocine không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng như sưng, đau rát họng, nuốt vướng, khàn giọng…, mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sản phẩm dùng được cho bệnh ở mức độ nhẹ và nặng. Khi bị viêm họng nặng, người bệnh uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 3-4 viên, với trẻ em trên 6 tuổi dùng 1-2 viên mỗi lần.

Người bệnh có thể dùng Phytocine liên tục trong thời gian dài mà không lo kháng kháng sinh hay tác dụng phụ. Vì chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.

Phytocine hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả
Phytocine điều trị viêm họng an toàn, hiệu quả nhờ hàm lượng kháng sinh tự nhiên cực mạnh

Cách chữa viêm họng nặng bằng các bài thuốc dân gian

Từ lâu, các bài thuốc dân gian điều trị viêm họng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Các nguyên liệu được sử dụng nhiều là chanh, mật ong, tỏi, gừng… Hầu hết đều có sẵn trong nhà bếp nên rất dễ kiếm.

Chữa viêm họng nặng bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc nhất trong các bài thuốc chữa viêm họng. Các chất kháng sinh tự nhiên có trong mật ong giúp kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời làm dịu cổ họng.

Dùng 1-2 thìa cà phê mật ong ngậm trực tiếp, từ từ nuốt xuống họng để mật ong thẩm thấu vào thành họng. Hoặc pha mật ong với nước ấm cho thêm một ít lát chanh và uống hằng ngày.

Chữa viêm họng nặng bằng gừng

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc chữa viêm đường hô hấp hiệu quả. Lấy một củ gừng nhỏ rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ hoặc đập dập. Cho gừng vào cốc nước nóng rồi để trong khoảng 10 phút cho các hoạt chất trong gừng tiết ra hết. Uống trà gừng khi còn ấm. Có thể cho thêm mật ong để tăng hiệu quả chữa trị.

Chữa viêm họng nặng bằng tỏi

Tỏi được coi là loại kháng sinh tự nhiên có nhiều công dụng tốt trong việc phòng và điều trị bệnh viêm họng. Tỏi chứa tinh dầu và các vitamin giúp chống viêm, kháng khuẩn và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cách đơn giản nhất là ăn tỏi trực tiếp. Lấy 2-3 tép tỏi bóc sạch vỏ rồi ăn mỗi ngày. Nếu ăn sống khó nuốt thì có thể nướng chín để giảm bớt vị hăng.

Chữa viêm họng cho trẻ em bằng tỏi, bố mẹ cần nướng chín tỏi rồi dằm nhuyễn. Cho thêm ít nước ấm vào khuấy đều rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Hoặc đập dập vào tép tỏi rồi trộn cùng mật ong tỉ lệ 1:1. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.

Ngoài ra còn một số cách trị viêm họng bằng phương pháp dân gian khác, như dùng lá diếp cá, tía tô, quất chưng đường phèn… Các bài thuốc này đều có ưu điểm an toàn, lành tính. Tuy nhiên cần kiên trì thực hiện đều đặn trong nhiều ngày mới mang lại hiệu quả.

Chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong là những nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa viêm họng

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc viêm họng nặng phải làm gì? Khi có triệu chứng không nên chủ quan mà cần tìm phương pháp chữa trị phù hợp, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính. Mọi thắc mắc về bệnh viêm họng nặng hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Phytocine, các bạn để lại thông tin bên dưới hoặc gọi đến hotline 087 904 8866 để được tư vấn miễn phí.

Bài viết này có hữu ích không?

087.904.8866

Block "lien-he-mobile" not found

khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline