Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Trương Vũ Khánh Linh
Viêm họng ở trẻ em là 1 bệnh đường hô hấp rất dễ gặp, nhất là khi giao mùa, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhau lớn và nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Viêm họng khiến cổ họng trẻ đau rát, ngứa, nuốt khó khăn. Nhưng nguy hiểm hơn là viêm họng có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm xoang… Hãy cùng Phytocine tìm hiểu nguyên nhân gây viêm họng và cách điều trị ở trẻ trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
1. Viêm họng là gì?
Viêm họng là hiện tượng lớp niêm mạc họng và hầu bị viêm nhiễm. Đây là 1 phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để tự bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Cổ họng khi bị viêm thường sưng lên, gây đau rát, ngứa, đỏ… khiến hoạt động hít thở và nuốt rất khó chịu và khó khăn.
Viêm họng ở trẻ em xảy ra phổ biến là do trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân từ môi trường bên ngoài gây viêm họng hơn. Ngoài ra, nếu trẻ hiếu động, hay ngậm các vật lạ cũng dễ dẫn tới bị viêm họng.
2. Triệu chứng viêm họng ở trẻ em
Viêm họng ở trẻ em có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nên tuỳ thuộc vào độ tuổi mà các biểu hiện viêm họng ở trẻ sẽ khác nhau:
2.1. Triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi
- Hay quấy khóc.
- Biếng ăn do khó nuốt thức ăn, nước uống và bị đau khi nuốt.
- Ho nhiều, khó thở.
- Ngáy khi ngủ.
- Sốt.
- Chảy nước bọt bất thường.
2.2. Triệu chứng viêm họng ở trẻ em trên 1 tuổi
- Khó nuốt thức ăn, nước uống, khi nuốt thấy vướng và đau, khi ăn dễ bị nôn ói dẫn tới chán ăn.
- Cổ họng đau rát, sưng đỏ.
- Ho kèm theo ngứa rát họng, có thể có đờm, lúc đầu ít ho nhưng sau 2 – 3 ngày ho nhiều lên và thường ho nhiều về đêm và gần sáng.
- Giọng khàn.
- Sốt, ớn lạnh đột ngột và có thể kéo dài 5 – 7 ngày, có thể sốt tới 39 – 40 độ C.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
- Ngạt mũi, nước mũi loãng và trong.
- Đau đầu và tai.
- Có thể nổi hạch ở cổ, bên cạnh hàm.
3. 8 nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Nguyên nhân gốc rễ khiến trẻ em dễ mắc viêm họng là do sức đề kháng kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chính vì thế, trẻ em nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn với các tác nhân từ môi trường bên ngoài nên cha mẹ cần chú ý và không được chủ quan. Có 8 nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em:
- Vi khuẩn liên cầu khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể do sức đề kháng kém – nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng ở trẻ em (Theo Bệnh viện Mayo Clinic – Mỹ)
- Niêm mạc họng bị kích thích hoặc tổn thương do bị khô, ho sặc.
- Dị vật mắc ở họng do trẻ nuốt phải như: xương cá, đồ chơi, hạt trái cây… gây tổn thương niêm mạc họng.
- Bệnh lý từ các cơ quan thuộc vùng tai – mũi – họng khác như: viêm tai giữa, áp xe nướu răng…
- Thời tiết trở lạnh, giao mùa, thay đổi nhiệt độ thất thường.
- Dị ứng hoặc tiếp xúc nhiều với phấn hoa, khói thuốc, bụi bẩn trong không khí.
- Thở bằng miệng khi ngủ khiến cổ họng khô rát.
- Bị lây bệnh từ môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi từ bạn bè, người thân.
Tình trạng viêm họng của bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
4. 8 cách trị viêm họng cho bé
Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém nên khi chữa viêm họng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý nên lựa chọn các phương pháp tự nhiên, tránh dùng thuốc Tây nhất có thể, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Bởi các loại thuốc Tây có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, chưa kể tới thuốc Tây chỉ chữa phần ngọn chứ không chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên bệnh dễ tái phát nhiều lần.
Vì những lý do này, cha mẹ nên sử dụng những cách sau để chữa viêm họng ở trẻ em 1 cách an toàn:
4.1. Súc miệng và họng bằng nước muối ấm
Đây là điều đầu tiên cha mẹ nên cho trẻ thực hiện khi bị viêm họng. Muối có khả năng sát khuẩn nên mẹ hãy cho trẻ súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý ấm. Nước muối giúp ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn gây bệnh và nhờ được pha ấm nên sẽ giúp làm dịu cổ họng trẻ.
Mẹ nên hướng dẫn và động viên trẻ thực hiện súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm hàng ngày, nhất là trước giờ đi ngủ. Cổ họng dịu còn giúp trẻ dễ ngủ hơn.
4.2. Cho trẻ uống nhiều nước
Viêm họng ở trẻ em gây đau rát cổ họng và sưng tấy nên trẻ sẽ không chịu ăn và không uống cả nước. Việc cơ thể thiếu nước sẽ khiến cho tình trạng dịch nhầy ở cổ họng trở nên nặng hơn khiến trẻ ho ngày càng nặng.
Vì thế, mẹ nên động viên trẻ uống đủ nước, mẹ hãy cho trẻ uống nước ấm hoặc các loại trà ấm giúp làm dịu cổ họng và trẻ dễ uống hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả pha ấm, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ bị ốm và sốt, mẹ có thể cho trẻ uống nước luộc gà ấm hay nước hầm rau củ để tăng thêm dưỡng chất cho trẻ nhé!
4.3. Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Trẻ bị viêm họng thường bị ngạt mũi, ho có đờm. Nếu trẻ không thể tự mình làm sạch mũi và họng, cha mẹ nên giúp trẻ thực hiện như sau:
- Dùng khăn mềm để lau rửa mũi cho trẻ, nếu dịch mũi đặc quá khiến trẻ khó thở, cha mẹ nên nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý và 2 bên mũi, đợi 1 lát và việc lấy dịch mũi và gỉ mũi sẽ dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp dịch mũi đặc quá, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ. Trước khi dùng, cha mẹ vẫn nên nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi của trẻ. Việc sử dụng dụng cụ hút mũi tuy nhanh nhưng cha mẹ không nên lạm dụng vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhé!
4.4. Sử dụng các mẹo chữa viêm họng dân gian
Các mẹo chữa viêm họng dân gian đều sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên, dễ tìm và dễ mua trong cuộc sống hàng ngày điển hình như các loại kháng sinh tự nhiên: mật ong, tỏi, gừng… Một vài mẹo chữa viêm họng đơn giản nhất mẹ có thể dùng như:
- Mật ong nguyên chất: Cho trẻ ngậm 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất mỗi ngày. Nên thực hiện 3 lần/ngày sau các bữa ăn.
- Mật ong và nước ấm: Cho 1 – 2 thìa mật ong vào cốc nước ấm, quấy đều và cho trẻ uống. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày vào các buổi sáng và tối.
- Gừng và muối tinh: Gừng tươi rửa sạch, giã nát rồi trộn với muối tinh. Cho trẻ ngậm hỗn hợp này trong miệng tới khi hết mùi vị thì nhả ra và súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện đều mỗi ngày.
Đây là những mẹo chữa viêm họng ở trẻ em ít mất thời gian làm nhất mà mẹ có thể áp dụng nếu như bận rộn. Ngoài ra nếu trẻ bị viêm họng kèm theo sốt, mẹ nên nấu cháo tía tô cho trẻ sẽ rất hiệu quả nhé!
Lưu ý cuối cùng là đối với các mẹo dân gian chữa viêm họng ở trẻ em này, để đạt hiệu quả cần sử dụng đều đặn trong thời gian dài vì thế cả mẹ và bé đều nên kiên trì. Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì mẹ không nên cho trẻ dùng trực tiếp mật ong nhé!
4.5. Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Nghe có vẻ đây không phải là 1 cách để chữa viêm họng nhưng thực chất, đối với trẻ nhỏ khi bị bệnh, nhất là bị sốt và ốm, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày. Cơ thể của trẻ vốn đã yếu lại càng cần được nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục, nhất là mẹ nên chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc nhé!
4.6. Sử dụng viên ngậm và siro ho không kê đơn
Viên ngậm chữa viêm họng, chữa ho giúp tăng phản xạ tiết nước bọt giúp cổ họng trẻ có độ ẩm cần thiết, không bị khô. Mẹ nên chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát và tê như bạc hà để tăng hiệu quả sử dụng. Trong trường hợp trẻ vẫn còn nhỏ, để tránh trẻ nuốt mất viên ngậm, mẹ có thể cho trẻ dùng siro ho nhé!
4.7. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
Viêm họng ở trẻ em khiến trẻ biếng ăn do cổ họng đau rát làm trẻ khó nuốt. Vì thế, việc ăn uống của trẻ mẹ cũng nên lưu ý thay đổi như sau:
- Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, dễ nuốt
- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày
- Tránh cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
- Tránh các đồ ăn, đồ uống lạnh
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước ép hoa quả
4.8. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc không phải là phương pháp được khuyến khích dùng để chữa viêm họng ở trẻ em. Tuy nhiên trong trường hợp tình trạng của trẻ nặng, áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không đỡ, thì mẹ nên cho trẻ đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và kê thuốc phù hợp.
Các loại thuốc chữa viêm họng thường dùng gồm có thuốc kháng viêm không steroid như: Advil, Aleve… và các loại thuốc kháng sinh như: Penicillin V, Amoxicillin…
Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc này về cho trẻ sử dụng mà không có chỉ định từ bác sĩ!
5. Phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý về chế độ ăn uống giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng các loại hoa quả giàu vitamin C, các loại kháng sinh tự nhiên như: tỏi trắng hoặc tỏi đen, mật ong, gừng…
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Che miệng và mũi khi hắt hơi, ho để tránh làm lây lan virus cho người khác.
- Cho trẻ đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài hoặc khi đi tới những nơi đông người.
- Hạn chế tiếp xúc vật lý gần với người bị bệnh viêm họng để tránh lây.
- Không dùng chung đồ dùng, thực phẩm với người bị viêm họng.
- Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Đối với trẻ còn đang bú, khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ.
- Hướng dẫn và xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
- Vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân trẻ hay dùng thường xuyên.
Bên cạnh các cách trên, để phòng ngừa viêm họng ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng sản phẩm Phytocine. Phytocine là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được bào chế từ 5 loại kháng sinh tự nhiên: Xuyên tâm liên, gừng gió, cao thanh ngâm, tỏi và mật ong. Sự kết hợp của 5 loại kháng sinh tự nhiên này giúp Phytocine có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể một cách tự nhiên và rất an toàn kể cả đối với trẻ em. Ngoài ra, Phytocine còn hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp rất hiệu quả.
Cha mẹ quan tâm có thể xem chi tiết sản phẩm Phytocine giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ tại đây!
Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ em. Cha mẹ nên nhớ không nên chủ quan với những bệnh thông thường này vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ nhiễm bệnh và biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm họng ở trẻ hay các bệnh đường hô hấp khác, xin liên hệ theo số hotline: 087.904.8866 để được các bác sỹ tư vấn, giải đáp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc!
Bài viết này có hữu ích không?