Viêm loét họng – nguyên nhân, các phòng ngừa và điều trị

Đăng ngày: 17/10/2021 - Cập nhật: 08/09/2023

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Hoàng Anh

Viêm loét họng gây cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh trong ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh viêm loét họng để biết cách xử lý nếu không may mắc phải.

Viêm loét họng là gì?

Viêm loét họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương và xuất hiện các vết loét, trầy. Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng. Vùng niêm mạc ở xung quanh vết loét bị sưng đỏ. Vết loét khiến người bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu khi ăn uống, giao tiếp.

Viêm loét cổ họng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già.

Triệu chứng viêm loét họng

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ đặc biệt là ở các cơ quan Tai – Mũi – Họng. Người bị viêm loét niêm mạc họng thường gặp phải các triệu chứng như: Đau họng, nhiệt miệng, buồn nôn, ngạt thở, khó nuốt, đau đớn khi nuốt thức ăn, khàn giọng, đau tai, nóng rát hoặc đau ngực, trào ngược dạ dày, sốt, ớn lạnh,…

Viêm loét họng
Trào ngược dạ dày vừa là triệu chứng vừa là nguyên nhân gây viêm loét họng

Nguyên nhân gây viêm loét họng

Cũng như bệnh viêm họng, viêm loét miệng họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể do nhiễm trùng, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hoặc do các bệnh lý liên quan…

Nhiễm trùng

Bệnh viêm loét họng cấp có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công niêm mạc họng từ nhiều con đường khác nhau, như xâm nhập từ bên ngoài thông qua đường thở, đường ăn uống, hoặc từ hệ tiêu hóa đi ngược lên thông qua thực quản. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi phát triển và gây bệnh viêm loét.

Ngoài ra, những người bị nấm miệng do nấm Candida albicans gây ra cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Nấm sẽ di chuyển từ miệng, lưỡi đi vào thành họng và gây bệnh.

Nguyên nhân viêm loét họng
Hình ảnh viêm loét họng

Các bệnh lý liên quan

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý có liên quan đến viêm loét miệng họng, viêm amidan, viêm họng hạt. Khi trào ngược, axit trong dịch vị dạ dày gây bào mòn niêm mạc họng. Bên cạnh đó, các vi khuẩn có sẵn trong dạ dày và đường tiêu hóa theo dịch vị đi ngược lên cổ họng. Chúng trú ngụ ở niêm mạc họng và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

Tương tự, những người thường xuyên bị nôn trớ cũng là đối tượng có nguy cơ bị viêm loét vòm họng.

Ung thư vòm họng

Khi bị ung thư vòm họng, sẽ xuất hiện khối u ở cổ họng. Khu vực khối u sẽ xuất hiện các vết loét và sưng đỏ. Ngoài ra, quá trình xạ trị hoặc hóa trị do mắc bệnh ung thư cũng có thể là nguyên nhân khiến các vết loét vòm họng xuất hiện.

Thói quen xấu

Viêm loét cổ họng còn xuất phát từ nhiều thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt. Chẳng hạn như thói quen nói to, hay la hét, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thường xuyên hút thuốc lá… khiến niêm mạc họng bị tổn thương. Khi bị tổn thương, các loại vi khuẩn virus sẽ dễ dàng xâm nhập và khiến cổ họng bị viêm loét.

Bệnh lý chân tay miệng

Bệnh viêm loét họng ở trẻ em hay gặp ở những trẻ bị bệnh lý tay chân miệng. Bệnh này do virus Herpangina gây ra. Khi trẻ mắc bệnh, trong miệng sẽ xuất hiện các vết lở loét gây đau rát cho trẻ.

Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là nguyên nhân gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ

Tình trạng viêm họng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn phytocine

Cách điều trị viêm loét họng

Viêm loét họng có nguy hiểm không? Viêm loét cổ họng được coi là thể nặng của bệnh viêm họng. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm loét họng, cần có phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu để lâu có thể khiến vết loét ngày càng nặng thêm và rộng ra hơn, việc chữa trị càng trở nên khó hơn.

Vậy viêm loét họng uống thuốc gì? Dưới đây là một số cách trị viêm loét cổ họng cho trẻ em và người lớn:

Cách trị viêm loét họng ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm loét họng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Tùy vào tình trạng viêm nặng nhẹ hoặc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Theo đó, các loại thuốc tây y mà bác sĩ thường kê toa để điều trị viêm loét ở trẻ gồm:

  • Thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt.
  • Thuốc súc miệng gây tê tại chỗ.
  • Các loại thuốc bổ, vitamin…

Cách trị viêm loét họng ở người lớn

Viêm loét họng không chỉ gặp ở trẻ em, mà còn gặp ở người lớn, người già. Để điều trị viêm loét hầu họng cho người lớn, bác sĩ cần thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc tây thường dùng để điều trị viêm loét ở người lớn, như thuốc chống virus, thuốc chống nám, thuốc kháng sinh; thuốc súc miệng diệt khuẩn; thuốc giảm đau, thuốc trị trào ngược dạ dày…Một số trường hợp nặng không đáp ứng với thuốc thì bắt buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ phần bị viêm loét.

Cách chữa viêm loét họng dùng kháng sinh có hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy khi sử dụng kháng sinh, cần tuân theo liều lượng chỉ định. Không tự ý mua thuốc ở ngoài, không tự ý thêm bớt liều lượng, nhất là với trẻ nhỏ. Việc tự ý sử dụng còn có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm.

Kháng sinh chữa viêm loét miệng
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét miệng tuy hiệu quả nhanh nhưng cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ

Cách phòng tránh viêm loét họng

Viêm loét họng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mang lại cảm giác khó chịu và bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Nhiều trẻ vì bệnh mà quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú. Sau đây là một số cách phòng tránh bệnh viêm loét đơn giản nhưng mang lại hiệu quả:

  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng và cổ họng sạch sẽ, tránh để cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Đánh răng thường xuyên và súc họng bằng nước muối mỗi ngày là cách an toàn và hiệu quả.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh chân tay miệng.
  • Viêm loét họng nên ăn gì? Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh gồm các món mềm như cháo, bột yến mạch, bột ngũ cốc, rau nấu chín, sinh tố hoa quả, sữa chua,…
  • Không ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Không uống nước đá lạnh. Hạn chế các loại đồ uống có cồn và chứa chất kích thích, như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Ăn uống đủ chất để cơ thể có sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.
  • Uống đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày.
  • Vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể. Hạn chế đến những nơi ô nhiễm, khói bụi. Ra ngoài luôn phải đeo khẩu trang.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

>> XEM THÊM:

Vì sao viêm họng hạt gây ho

Bị viêm họng nên ăn cháo gì?

Phytocine – sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét họng

Phytocine là sản phẩm được bào chế từ 5 loại thảo dược tự nhiên, gồm xuyên tâm liên, mật ong, tỏi, gừng gió, cao thanh ngâm. Hàm lượng kháng sinh mạnh mẽ có trong các loại thảo dược này tạo thành tổ hợp sức mạnh, giúp đẩy lùi các vấn đề về viêm đường hô hấp, như viêm họng, viêm thanh quản, viêm loét họng…

Với cơ chế tiêu viêm, kháng khuẩn, Phytocine không chỉ điều trị triệu chứng mà còn tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Các vết loét, sưng đỏ dần dần thuyên giảm, và hết hẳn sau khi sử dụng đủ liệu trình. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Đẩy lùi viêm loét miệng bằng Phytocine
Hỗ trợ điều trị viêm loét họng bằng Phytocine

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

nút đặt mua phytocine

Phytocine an toàn để sử dụng cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên nhờ 100% thành phần tự nhiên, không tác dụng phụ. Tùy vào độ tuổi, tình trạng viêm nặng nhẹ mà có liều lượng liệu trình sử dụng phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm loét họng thường gặp. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi có dấu hiệu, nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại thông tin phía dưới hoặc gọi đến hotline 087 904 8866 để được tư vấn nhanh nhất.

Lương y Ngô Trí Tuệ
Latest posts by Lương y Ngô Trí Tuệ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

    2 bình luận về “Viêm loét họng – nguyên nhân, các phòng ngừa và điều trị

    1. Phạm Văn Nghĩa says:

      Cách đây ít ngày em bị một vết loét trong miệng, sau đó bị mọc thêm khá nhiều nốt. Miệng và họng em rất đau đớn, không ăn uống được cái gì. Có phải là do em hay ăn những thức ăn có tính nóng không? Cám ơn bác sĩ

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn. Bện này do nhiều nguyên nhân gây nên như trào ngược dạ dày, sự tấn công của vi khuẩn, virus, các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia và cả ăn đồ cay nóng,…
        Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh ăn những đồ ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc họng, tập thể thao nâng cao sức đề kháng và uống đủ nước bạn nhé. Đừng quên dùng thêm Phytocine để vòm họng được khoẻ hơn ạ!
        Chúc bạn sức khoẻ!

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline