Viêm phế quản DẠNG HEN – Nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ngày: 02/07/2021 - Cập nhật: 21/12/2023

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Hoàng Anh

Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý về đường hô hấp có độ phức tạp cao. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, và nếu để lâu sẽ rất khó để chữa khỏi bệnh. Bài viết sau đây là tổng thể về bệnh viêm phế quản dạng hen: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cụ thể.

Viêm phế quản dạng hen và những điều cần biết?

Viêm phế quản và hen suyễn là hai tình trạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, viêm đường thở. Trong đó viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm ở phế nơi nơi có các đường dẫn khí ra vào phổi. Bệnh này thường do vi khuẩn hoặc vi rút tấn công gây viêm và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.

Với viêm phế quản mãn tính sẽ có thời gian bị bệnh kéo dài lâu hơn. Nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản mãn tính không phải do virut, vi khuẩn. Mà xuất phát từ việc người bệnh tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích có hại trong môi trường như bụi bẩn, khói thuốc hoặc hóa chất.

Viêm phế quản dạng hen là gì?
Viêm phế quản dạng hen là gì? Khi hen suyễn và viêm phế quản cấp tính xảy ra cùng lúc

Hen suyễn là chứng rối loạn gây viêm đường hô hấp. Từ đó dẫn đến khó thở và ho mãn tính. Ngoài ra, hen có thể dẫn đến tình trạng các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt, gây sưng khiến đường thở bị hẹp lại. Khi hen suyễn viêm phế quản cấp tính xảy ra cùng lúc trong cơ thể người bệnh được gọi là viêm phế quản thể hen hay viêm phế quản thể suyễn.

Thông thường, bệnh viêm phế quản thể hen xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Trẻ em bị viêm phế quản dạng suyễn khiến cho đường dẫn khí đi sâu vào phổi bị thu nhỏ dần.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản dạng hen

Bệnh do một số loại virus tấn công đường hô hấp gây ra. Thường gặp nhất là virus RSV làm hẹp những tiểu phế quản trong phổi. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nhiễm virus RSV có thể gây ra viêm phế quản co thắt. Với người lớn và trẻ lớn hơn biểu hiện thường nhẹ như cảm hay ho thông thường.

Bệnh viêm phế quản phổi thể hen có thể xảy ra quanh năm, nhưng người bệnh đặc biệt là trẻ em thường mắc mùa mưa và mùa đông.

Một số yếu tố xảy ra cùng với bệnh hen suyễn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản. Không phải tất cả những người bị hen suyễn nếu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sẽ bị viêm phế quản dạng hen. Các yếu tố nguy cơ hoặc tác nhân gây viêm phế quản hen bao gồm:

  • Ô nhiễm không khí;
  • Dị ứng;
  • Lông động vật;
  • Bụi bặm;
  • Các công việc liên quan đến chăn nuôi, ngũ cốc, dệt may và khai thác than;
  • Phấn hoa;
  • Bệnh phổi có sẵn;
  • Khói;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Tình trạng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn phytocine

Triệu chứng viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm phế quản thể hen thường liên quan đến tình trạng viêm đường hô hấp ở phổi và có thể khác nhau về cường độ giữa các cá nhân. Bạn có thể gặp các triệu chứng viêm phế quản dạng hen ở trẻ em và cả người lớn hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đôi khi bất kỳ triệu chứng nào trong số này có thể trở nên nghiêm trọng:

  • Đau hoặc tức ngực;
  • Ho khan hoặc ho có đờm có thể bị nhiễm trùng;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Khó thở hoặc thở nhanh;
  • Thở khò khè và có tiếng rít khi thở.
Triệu chứng viêm phế quản dạng hen
Triệu chứng viêm phế quản dạng hen

Trong một số trường hợp viêm phế quản dạng hen bệnh học có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạn hoặc người đi cùng, trẻ nhỏ có bất kỳ triệu chứng đe dọa tính mạng nào dưới đây cần đưa ngay đến bệnh viện:

  • Môi hoặc móng tay có màu hơi xanh;
  • Thay đổi mức độ ý thức hoặc không tỉnh táo thậm chí là bất tỉnh hoặc không phản ứng;
  • Các vấn đề về hô hấp như thở gấp, thở khò khè, khó thở thậm chí là không thở được.

Viêm phế quản dạng hen có lây không? Viêm tiểu phế quản dạng hen thực chất là một bệnh truyền nhiễm, do các loại vi rút, hoặc vi khuẩn gây nên. Các loại virut, vi khuẩn này có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang những người xung quanh qua không khí. Tuy nhiên, viêm phế quản hen mãn tính không có khả năng lây lan trong cộng đồng.

>>> XEM THÊM:

Viêm phế quản và những điều cần biết

Viêm phế quản ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Sự khác nhau giữa viêm họng và viêm phế quản

Trẻ viêm phế quản ho nhiều về đêm

Cách chữa viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Các biến chứng của viêm phế quản hen ở trẻ nếu không được điều trị hoặc kiểm soát có thể trầm trọng hơn. Thậm chí đe dọa tính mạng trẻ trong một số trường hợp. Các biến chứng khi bị viêm phế quản thể hen bao gồm:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính;
  • Viêm phế quản co thắt;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên;
  • Viêm phổi dạng hen ở trẻ em;
  • Tăng huyết áp, huyết áp cao trong động mạch phổi;
  • Suy hô hấp.

Cách chữa viêm phế quản dạng hen

Mục tiêu của điều trị viêm phế quản dạng suyễn là giảm tình trạng co thắt phế quản do hen và giảm tắc nghẽn do viêm phế quản cấp. Thuốc điều trị hen suyễn thường bao gồm cả thuốc kiểm soát cơn hen suyễn lâu dài để ngăn chặn cơn hen suyễn và thuốc điều trị khẩn cấp đặc biệt.

Thuốc trị viêm phế quản dạng hen ngắn hạn được sử dụng trong trường hợp lên cơn hen suyễn. Viêm phế quản cấp tính chủ yếu do vi rút gây ra nên thường không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Lúc này chỉ cần sử dụng thuốc long đờm có thể giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở, giúp ho ra chất nhầy dễ dàng hơn.

Phác đồ điều trị viêm phế quản dạng hen

Nếu bạn phát hiện mình hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nào như chúng tôi liệt kê ở trên, tốt nhất bạn nên đến thăm bác sĩ chuyên khoa hô hấp sớm nhất có thể. Sau khi trải qua thăm khám lâm sàng và khám thực thể, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Đo phế dung: xét nghiệm này để đo chức năng, dung tích của phổi. Khi bạn hít vào và thở ra qua ống ngậm được gắn vào phế dung kế sẽ hiển thị số liệu làm căn cứ để bác sỹ chẩn đoán bệnh.
  • Kiểm tra lưu lượng thở ra cực đại: mục đích là kiểm tra lực của không khí khi bạn thở ra.
  • Chụp X-quang ngực: để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong đường hô hấp của người bệnh liên quan đến các tình trạng như khó thở, hoặc ho của bệnh nhân.

Thuốc điều trị viêm phế quản thể hen

Về cơ bản, cách chữa bệnh viêm phế quản dạng suyễn cũng tương tự như các phương pháp sử dụng để điều trị cho cả hai bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Dưới đây là một số cách trị viêm phế quản dạng hen thường được áp dụng cho các trường hợp bị viêm phế quản hen, bao gồm:

Thuốc kiếm soát hen dài hạn

Thuốc kiểm soát tình trạng hen suyễn dài hạn thường được hít hoặc uống mỗi ngày để kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bệnh. Trong đó dòng hiệu quả nhất là corticosteroid dạng hít. Ngoài ra còn có:

  • Thuốc chữa viêm phế quản dạng sinh học chẳng hạn như omalizumab (xolair) là một kháng thể tiêm được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng hen ở những người bị hen suyễn do dị ứng. Những người này thường không sử dụng được corticosteroid dạng hít. Xolair ngăn chặn quá trình viêm của hệ thống miễn dịch, vì vậy một tên gọi khác của loại sinh học này là chất điều hòa miễn dịch.
viêm phế quản dạng hen
Thuốc kiểm soát hen dài hạn
  • Corticosteroid dạng hít, chẳng hạn như budesonide (Pulmicort Flexhaler, Pulmicort Respules), flunisolide (Aerobid Aerosol), fluticasone propionate (Flovent HFA) và triamcinolone acetonide (Azmacort Inhalation Aerosol);
  • Thuốc bổ trợ cho leukotriene như montelukast (Singulair);
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng chữa hen suyễn kéo dài như salmeterol (Serevent Diskus) và formoterol (Foradil).

Thuốc cắt cơn hen nhanh chóng

Thuốc cắt cơn hen ngay lập tức hoặc thuốc giảm đau nhanh điều trị các triệu chứng cấp tính. Các dòng này được hít qua một thiết bị gọi là ống hít. Thuốc cấp cứu được sử dụng tại chỗ khi người bệnh cảm thấy xuất hiện các triệu chứng hen suyễn đột ngột.

Thuốc hen suyễn tác dụng nhanh bao gồm thuốc giãn phế quản) như albuterol sulfate (ProAir, Proventil, Ventolin, dung dịch hít AccuNeb) và levalbuterol (Xopenex).

Viêm phế quản dạng hen
Thuốc kiểm soát hen nhanh chóng

Các lựa chọn để chữa viêm phế quản thể hen cho người bệnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin (chỉ dành cho người lớn);
  • Liệu pháp kháng sinh chỉ được đưa ra nếu nhiễm trùng có khả năng do vi khuẩn gây ra;
  • Thuốc giãn phế quản qua máy phun sương hoặc ống hít định lượng nếu có thở khò khè;
  • Vật lý trị liệu lồng ngực (CPT) hoặc dẫn lưu tư thế để thúc đẩy ho ra đờm;
  • Máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí;
  • Nếu bạn là người hút thuốc, điều trị để giúp bạn bỏ thuốc lá;
  • Tăng hydrat hóa thành chất nhầy loãng;
  • Liệu pháp oxy.

Cải thiện bệnh viêm phế quản phổi

Ngoài việc giảm tiếp xúc với các tác nhân gây viêm phế quản do hen suyễn, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh viêm phế quản dạng suyễn bằng cách:

  • Uống nhiều nước;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là viêm phế quản dạng suyễn có thể phòng ngừa bằng các cách sau:

  • Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn hoặc cúm hàng năm;
  • Thực hành vệ sinh tốt bằng cách luôn rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng;
  • Hạn chế hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động;
  • Dùng tất cả các loại thuốc theo quy định, ngay cả khi bạn không có triệu chứng;
  • Thường xuyên giặt chăn và ga trải giường bằng nước nóng để diệt vi khuẩn;
  • Lắp thêm bộ lọc không khí trong nhà;
  • Hạn chế hút thuốc và tránh khói thuốc thụ động;
  • Tránh cho vật nuôi, thú cưng như chó, mèo…vào phòng ngủ đặc biệt là phòng trẻ nhỏ.

Viêm phế quản dạng hen kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen. Dưới đây là một số thực phẩm, đồ ăn mà người bệnh nên kiêng:

  • Thức ăn mặn chứa nhiều muối, lượng natri cao có thể phản ứng với khí quản làm bệnh trầm trọng hơn;
  • Thực phẩm có vị chua gắt như giấm, chanh;
  • Thực phẩm đông lạnh như thịt, cá có chứa sulfite và chất bảo quản natri bisulfit không tốt cho bệnh nhân hen suyễn;
  • Đồ ngâm chua như dưa muối, cà muối, nước nho, rượu ngâm làm cho người bệnh khó thở;
  • Thực phẩm có gas như nước ngọt, đồ uống có cồn như rượu bia;
  • Các món ăn có mùi vị đặc trưng: hành tây, tỏi, đồ chiên rán…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm phế quản dạng hen. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh cũng như cách điều trị bạn có thể liên hệ tới số hotline: 087.904.8866 để được các bác sĩ chuyên khoa hô hấp của Phytocine tư vấn, giải đáp miễn phí 24/7. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, mau chóng khỏi bệnh!

Lương y Ngô Trí Tuệ
Latest posts by Lương y Ngô Trí Tuệ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

    2 bình luận về “Viêm phế quản DẠNG HEN – Nguyên nhân và cách điều trị

    1. Huỳnh Như says:

      Chào bác sĩ. Ba tôi bị bệnh viêm phế quản đã lâu, uống thuốc nhiều thì hết bệnh nhưng dùng hết thuốc 1 thời gian thì lại bị lại. Xin hỏi có cách nào chữa không?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn. Viêm phế quản có 2 thể cấp và mãn tính.
        Việc bị tái lại có thể do nhờn thuốc nên tôi khuyên bạn nên dùng các sản phẩm có chiết xuất tự nhiên như Phytocine. Một điều rất quan trọng nữa là chế độ ăn uống sinh hoạt: Vệ sinh môi trường nhà ở, chống bụi khí độc xe cộ và công nghiệp; bỏ hút thuốc; tập thể thao, nhất là tập thở; vỗ rung lồng ngực; vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày bằng súc miệng nước muối sinh lý 9/1000.
        Còn gì thắc mắc bạn liên hệ qua hotline để được tư vấn nhé! Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

    Block "lien-he-mobile" not found

    khuyến mại mua 4 tặng 1 hotline